Cho đến nay, số phận của 126 phi công gián điệp Mỹ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn nhiều bí ẩn.
Trước khi lái chiếc máy bay trinh sát Lockheed U-2 lên đường xâm nhập vùng không phận thực hiện sứ mệnh do thám từ trên cao, phi công kiêm điệp viên CIA Francis Gary Powers đã mang theo mình liều thuốc độc cực mạnh để tự sát nếu nhiệm vụ bất thành.
William Colby, giám đốc CIA thời đó tiết lộ, viên thuốc độc mà Francis Gary Powers mang theo là loại chứa độc tố thần kinh Saxitoxin cực mạnh. Nó được giấu trong đồng xu giả mà điệp viên Francis Gary Powers đeo ở cổ. ().
Ngày 1/5/1960, sau khi phát hiện có kẻ địch xâm nhập, Không quân Liên Xô sử dụng tên lửa đất đối không bắn hạ thành công chiếc U-2 do Francis Gary Powers điều khiển và bắt sống điệp viên này sau khi anh này nhảy dù xuống khu vực giáp tỉnh Sverdlovsk, tây nam Liên Xô.
Sứ mệnh bất thành nhưng Francis Gary Powers không có cơ hội để tự sát. Trước cuộc khủng hoảng ngoại giao vốn đã căng thẳng giữa Mỹ-Xô, Tổng thống Mỹ đương thời Dwight D. Eisenhower buộc phải thừa nhận với Liên Xô rằng CIA đã triển khai nhiều sứ mệnh trinh sát Liên Xô từ trên cao nhiều năm.
Tháng 8/1960, Francis Gary Powers bị Liên Xô kết án 10 năm tù giam vì tội gián điệp. Sau 2 năm thụ án, ngày 10/2/1962, Francis Gary Powers được tự do, đổi lại, Mỹ cũng phải trả Đại tá Liên Xô Rudolf Abel - một điệp viên KGB cao cấp bị bắt tại Mỹ 5 năm trước đó - về nước. Đây là cuộc "trao đổi gián điệp" đầu tiên giữa Mỹ-Xô.
Khung cảnh phiên toà xét xử điệp viên Francis Gary Powers tại Moskva.
Trở về Mỹ, Francis Gary Powers rời khỏi CIA và làm việc với vai trò là phi công trực thăng cho một đài truyền hình Los Angeles. Năm 1977, Francis Gary Powers qua đời ở tuổi 47 trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng và được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Cây bút Paul Glenshaw của Tạp chí Air & Space thuộc Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (Mỹ) nhận định, sự kiện U-2 bị bắn hạ ngày 1/5/1960 được xem là phi vụ trinh sát trên không bị bại lộ nổi tiếng nhất thời .
Joe-1 là mật danh Mỹ đặt cho quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử Liên Xô. Ngày 29/8/1949, tại , Liên Xô cho nổ quả bom Joe-1 (Liên Xô gọi là Izdeliye 501 hay First Lightning, mật danh RDS-1), và chính thức trở thành quốc gia ngang hàng sở hữu vũ khí hủy diệt với Mỹ.
Khi cả hai địch thủ của Chiến tranh Lạnh đều sở hữu bom nguyên tử, đó là lúc cả hai nghĩ đến kịch bản của một cuộc "chiến tranh nóng" - chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Với mục đích giành thế chủ động trên chiến trường nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra; đồng thời ám ảnh tiềm lực hạt nhân Liên Xô có thể đang nắm giữ (có khả năng làm lung lay vị trí "bá vương hạt nhân" của Mỹ) Washington bí mật triển khai các sứ mệnh trinh sát trên cao (gọi là Ferret flights hay Reconnaissance Missions) trên vùng không phận của Liên Xô.
Paul Glenshaw viết, những sứ mệnh bay trinh sát trên cao của Hải quân và Không quân Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đều nhằm mục đích phát hiện và đánh giá khả năng phòng thủ của hệ thống radar của Liên Xô.
Để đạt được tốc độ 563 km/h, những chiếc Boeing B-29 Superfortress phải loại bỏ tháp pháo và vũ khí các loại. Nguồn: Air & Space Magazine.
Nếu chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô nổ ra, những thông tin và vị trí mà máy bay trinh sát thu thập được sẽ trở nên rất quan trọng với loạt máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ, có thể làm suy yếu khả năng phát hiện và phòng thủ của quân địch.
Do đó, những phi công không được trang bị vũ khí, thực hiện nhiệm vụ trinh sát ban đêm dọc theo biên giới Liên Xô đều hiểu rằng đó là những sứ mệnh cảm tử. Bởi họ phải nhận lệnh phát hiện hệ thống radar phòng thủ của Liên Xô, do đó, sẽ chấp nhận bay vào không phận bị phát hiện. Cái giá của việc bị phát hiện là họ có thể định vị ví trị của radar, nắm bắt thông tin của địch thủ.
Theo kế hoạch, sau khi bị radar địch phát hiện, biệt đội bay trinh sát sẽ nhanh chóng rời đi trước khi bị tấn công.
Trích tài liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Tuy nhiên, kết cục của các sứ mệnh thường không theo kế hoạch đã vạch ra. Carlos Campbell, một phi công trinh sát từng thực hiện nhiệm vụ trong những năm 1960 nhớ lại: "Chúng tôi bị đủ các tiêm kích đánh chặn tối tân của Liên Xô như Yak‑25 hay MiG-15 và MiG-17 tấn công thường xuyên."
Trong trường hợp bị bắn hạ, phi đội bay trinh sát trước khi lên đường đều nhận lệnh phải tự xoay sở, không mong được giải cứu và chấp nhận hy sinh.
Vì nhận sứ mệnh bay trinh sát tuyệt mật nên gia đình và người thân của các phi công đều không hề hay biết về nhiệm vụ của họ cũng như sự thật về cái chết của họ nếu nhiệm vụ bất thành.
Cây viết Paul Glenshaw tiếp tục kể về những câu chuyện về những phi công, mà nếu nhìn dưới góc độ của người Mỹ, họ chính là những người hùng hy sinh thầm lặng cho đất nước thời Chiến tranh Lạnh.
Ngày 8/4/1950:
Vì đồng đội gặp vấn đề về sức khỏe, phi công Jack Fette đã xung phong nhận nhiệm vụ bay trinh sát trên chiếc máy bay ném bom tuần tra của Hải quân Mỹ PB4Y-2 Privateer đã chuyển đổi thành máy bay trinh sát. Đêm hôm đó, sau khi cất cánh từ căn cứ ở Morocco, Jack Fette cùng phi đội bay bị bắn hạ phía trên cùng biển Baltic.
Chị gái rồi sau đó là cháu gái của Jack Fette đều lần lượt nhận được thông báo sau nhiều năm rằng, Jack Fette cùng máy bay PB4Y-2 Privateer đã mất tích.
Ngày 13/6/1952:
Thiếu tá Sam Busch và phi đội bay gồm 10 người khởi hành chiếc Boeing B-29 Superfortress rời khỏi Căn cứ không quân Yokota ở Honshu, Nhật Bản, thực hiện sứ mệnh giám sát hoạt động vận chuyển trên vùng biển Nhật Bản. 3 giờ sau, radar mất liên lạc với B-29.
Không thấy phi đội trở về căn cứ, Mỹ cử một đội cứu hộ đi tìm kiếm và chỉ tìm thấy một xuồng cứu đắm nhưng không có người, cách bờ biển Liên Xô khoảng 160km. Ngoài ra, người ta không hề tìm thấy một mảnh vỡ máy bay cũng như phi đội bay RB-29.
Cũng vào tháng 6/1952, Mitnik khi đó mới 18 tuổi. Cô vừa tốt nghiệp một trường trung học tại Mỹ. Anh trai cô là Sam, một phi công lái chiếc Boeing B-29 Superfortress, đóng quân tại Nhật Bản.
"Tôi đang ở trên gác rồi nghe thấy tiếng mẹ khóc nức nở. Tôi biết, có một điều khủng khiếp gì đó đã xảy đến với anh trai tôi", Mitnik nhớ lại. Đối với gia đình nhà cô, mất mát này không chỉ đến một lần. Trước đó, anh trai lớn Morris cũng mất tích khi tham gia chiến đấu trong Thế chiến II.
Mitnik nhớ lại, cha cô thường xuyên viết thư cho các thượng nghị sĩ nhờ giúp đỡ, nhưng cho đến nay, đã hơn 60 năm, số phận của Sam Busch đến nay vẫn bí ẩn.
Thiếu tá Sam Busch (đứng, thứ 3 từ trái sang) cùng phi đội bay RB-29. Bức ảnh chụp năm 1952. Nguồn: Air & Space Magazine.
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, từ năm 1945 đến 1977, có khoảng 40 máy bay do thám của Mỹ bị bắn hạ. Tính trong thời Chiến tranh Lạnh, "hơn 200 phi công Mỹ đã bị bắn hạ khi thực hiện sứ mệnh trinh thám Liên Xô.", Paul Glenshaw viết trên Tạp chí Air & Space.
Đối với người Mỹ, phi hành đoàn trên những máy bay thực hiện sứ mệnh trinh sát bầu trời Liên Xô là những người hùng thầm lặng.
Năm 1992, khi Chiến tranh Lạnh đã tàn canh, một ủy ban Mỹ - Nga được thành lập nhằm cung cấp tài liệu và giải quyết các vụ việc liên quan đến sứ mệnh gián điệp của hai bên.
Tuy thế, cái chết của 126 phi công gián điệp Mỹ trong tổng hơn 200 người bị bắn hạ vẫn còn là bí ẩn của Không quân Mỹ thời Chiến tranh Lạnh bởi Liên Xô phủ nhận việc bắn hạ và có trường hợp nói với Mỹ rằng, máy bay của Mỹ “rơi” trên lãnh thổ của họ.
Đến nay, nhiều gia đình Mỹ vẫn chưa biết điều thực sự gì đã xảy đến với con/chồng mình.
Bài viết sử dụng các nguồn: Air & Space Magazine, History.com
Trang Ly
Helino/Trí thức trẻ