Theo một nghiên cứu mới, hiện tượng này có thể gây ra 400 trường hợp mắc mỗi mỗi năm chỉ riêng ở London, Anh. Nghiên cứu cho thấy trẻ em sống cách những con đường đông đúc 50m có thể phát triển phổi chậm hơn 14% so với những trẻ sống gần đường phố yên tĩnh.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc cắt giảm ô nhiễm không khí sẽ làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân mỗi năm. Họ nói rằng những ngày ô nhiễm cao tại các thành phố có thể khiến thêm 124 trẻ nhập viện vì hen suyễn và việc giảm ô nhiễm bằng 1/5 có thể ngăn ngừa hơn 4.400 ca nhiễm trùng ngực ở trẻ. Việc cắt giảm này cũng khiến hơn 2.300 người trưởng thành không phải chung sống với bệnh tim mạch vành mỗi năm.
Một nghiên cứu do trường King’s College London thực hiện năm ngoái ước tính ô nhiễm không khí gây ra gần 36.000 ca tử vong mỗi năm.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu do một nhóm của trường King's dẫn đầu đã phân tích các nghiên cứu kết hợp với hồ sơ y tế và dữ liệu ô nhiễm khong khí tại 9 thành phố lớn của Anh gồm London, Birmingham, Bristol, Derby, Liverpool, Manchester, Nottingham, Oxford và Southampton cùng 4 thành phố ở Ba Lan. Họ phát hiện những người sống cách những con đường sầm uất tại London 50m có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 9,7% so với những người sống gần những con phố yên tĩnh, dựa trên mức độ ô nhiễm trung bình dài hạn.
Các hạt ô nhiễm nhỏ gọi là PM2.5 có trong khói thải xe hơi và các nguồn khác dễ dàng bị hít và có thể gây tổn hại cho DNA của tế bào phổi, gây ung thư. Nghiên cứu kết luận những con đường chính của thủ đô nước Anh có thể đóng góp cho 390 trường hợp bị ung thư phổi.