Có chứng nghiện điện thoại không?
Trung tâm Nghiên cứu Pew báo cáo rằng hiện có 81% người Mỹ sở hữu Smartphone, tăng từ 35% trong năm 2011. Và trong 5 năm qua, Google Trends đã chỉ ra rằng những tìm kiếm cho cụm từ "nghiện điện thoại" (cell phone addiction) đã tăng lên.
Việc sử dụng điện thoại bệnh lý đã cho ra đời một loạt thuật ngữ mới như:
- Nomophobia: nỗi sợ khi không có điện thoại bên mình.
- Textaphrenia: nỗi sợ khi không thể gửi hay nhận tin nhắn.
- Phantom vibrations: cảm giác điện thoại có chuông báo trong khi thực tế thì không.
Có rất ít nghi ngờ cho rằng dùng điện thoại quá nhiều là vấn đề với nhiều người. Tuy nhiên, có một số cuộc tranh luận giữa các chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần về việc liệu dùng điện thoại có thực sự gây nghiện hay là kết quả của vấn đề kiểm soát xung lực.
Có một số điểm tương đồng quan trọng giữa lạm dụng điện thoại di động và các chứng nghiện hành vi, chẳng hạn như đánh bạc. Các điểm tương đồng bao gồm:
- Mất kiểm soát hành vi
- Cố chấp hoặc gặp khó khăn thực sự hạn chế hành vi.
- Cần thực hiện hành vi thường xuyên hơn để có cảm giác tương tự.
- Hậu quả tiêu cực nghiêm trọng xuất phát từ hành vi.
- Cảm giác lo lắng và cáu kỉnh khi hành vi không được thực hiện.
- Tái nghiện hoặc chọn lại thói quen sau một thời gian tránh được.
Não của bạn giải phóng ra một hóa chất có tên dopamine khi nó có cảm giác được tán thưởng. Một số ứng dụng trong điện thoại được thiết kế theo cách khiến bạn phải quay lại dùng nhiều lần, kích hoạt não sản xuất ra dopamine.
Nghiện điện thoại có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Ảnh: Pinterest
Đối tượng có nguy cơ nghiện điện thoại
Theo các chuyên gia, thanh niên là nhóm có nguy cơ nghiện điện thoại cao hơn những nhóm tuổi khác.
Việc sử dụng điện thoại quá mức rất phổ biến ở thanh thiếu niên đến nỗi mà 33% trẻ 13 không bao giờ tắt điện thoại dù ngày hay đêm. Một thiếu niên càng trẻ được dùng điện thoại thì chúng càng có nhiều khả năng phát triển những kiểu sử dụng có vấn đề.
Các bé gái có thể phụ thuộc vào điện thoại vì nó trở thành công cụ giao tiếp xác hội quan trọng. Các bé trai sử dụng điện thoại nhiều hơn trong các tình huống rủi ro.
Ngoài ra, những người có tính cách như sau cũng dễ nghiện điện thoại:
- Người có lòng tự trọng thấp
- Kiểm soát sự bốc đồng kém
- Người hay lo lắng
- Người hay phiền muộn
- Người hướng ngoại
8 dấu hiệu của nghiện điện thoại
- Với lấy điện thoại ngay khi cô đơn hay buồn chán.
- Thức giấc nhiều lần vào ban đêm để kiểm tra điện thoại.
- Cảm thấy lo lắng, buồn chán hay nóng nảy khi không thể sử dụng điện thoại.
- Việc sử dụng điện thoại từng khiến bạn bị tai nạn hoặc chấn thương.
- Bạn đang ngày một dành nhiều thời gian hơn để sử dụng điện thoại.
- Sử dụng điện thoại cản trở hiệu suất công việc, việc học hoặc các mối quan hệ.
- Những người xung quanh quan ngại về các dùng điện thoại của bạn.
- Khi bạn cố gắng hạn chế sử dụng, bạn lại tái nghiện nhanh chóng.