Cậu bé mồ côi sống sót sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc cướp đi sinh mạng của gần 80 đứa bé đúng 40 năm trước nay mới có dịp quay trở lại hiện trường của một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong Chiến tranh Việt Nam.
Landon Carnie và cô em gái sinh đôi của anh, Lorie ban đầu được cho là đã chết cùng với những đứa trẻ trên chuyến bay đầu tiên trong chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam (Operation Babylift) - chiến dịch đưa trẻ mồ côi rời khỏi Sài Gòn trước khi chiến tranh kết thúc. Chiếc máy bay bị rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Thật kinh ngạc, giữa đống đổ nát và hàng chục thi thể nằm rải rác giữa vùng nông thôn, cặp song sinh 17 tháng tuổi được tìm thấy khi đang sợ hãi ngồi co cụm lại với nhau giữa cánh đồng lúa sau hơn 1 ngày khi vụ tai nạn xảy ra. Sau đó, 2 đứa trẻ được đưa tới sống cùng bố mẹ nuôi người Mỹ.
Landon, bây giờ 41 tuổi, đã trở lại hiện trường vụ tai nạn. Anh được cho là người sống sót đầu tiên trở lại quê hương sau khi chiếc máy bay vận tải quân sự C-5 bị rơi khiến 78 trẻ em và 50 người lớn thiệt mạng ngày 4/4/1975.
Landon Carnie thăm lại khu vực xảy ra vụ tai nạn máy bay trong chiến dịch Babylift
Landon và Lorie Carnie được cho là đã chết khi chiếc máy bay đầu tiên của chiến dịch Babylift bị rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh
Cặp song sinh 17 tháng tuổi được tìm thấy giữa cánh đồng lúa, 1 ngày sau khi thảm họa xảy ra và sau đó được đưa đến cho bố mẹ nuôi người Mỹ
Landon và Lorie ban đầu được để trong khoang hàng hóa của máy bay nhưng sau đó được đưa tới khoang trên và may mắn thoát chết
Thảm kịch đến với chiến dịch Babylift khi một vụ nổ đã thổi tung các cửa của chiếc máy bay chở hàng lúc nó đang ở độ cao 23.000 ft (hơn 7.000m). Chiến dịch này đã đưa hơn 3.000 trẻ mồ côi Việt Nam ra nước ngoài sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Phi hành đoàn lúc đấy đã cố gắng kiểm soát máy bay và đưa nó trở lại căn cứ không quân ở Tân Sơn Nhất, Sài Gòn khi nó bị rơi và vỡ làm 4 mảnh làm sáng rực đường băng.
Còn 175 người sống sót.
Landon và em gái ban đầu được để ở khoang chở hàng phía dưới bụng máy bay. Ở đây, họ gần như chết chắc. Sau đó, một y tá đã đưa họ lên tầng trên sau khi máy bay cất cánh.
“2 chúng tôi được đặt vào một chiếc ghế cạnh nhau. Chúng tôi được tìm thấy sau khi tai nạn xảy ra được 1 ngày, ngồi ôm nhau giữa đồng lúa. Một nông dân đã tìm thấy chúng tôi”, Landon nhớ lại vụ tai nạn.
“Cha mẹ chúng tôi đã nhận được điện tín rằng chúng tôi đã chết vì không được phát hiện ra. Nhưng sau đó, người ta đã tìm thấy chúng tôi”.
Cặp song sinh lớn lên tại bang Washington cho đến khi một bộ phim tài liệu đánh dấu 25 năm chiến dịch Babylift được phát sóng năm 2000, Landon quyết định trở về nơi đã sinh ra mình
Landon hiện đang là một giảng viên truyền thông tại Đại học RMIT, TP.HCM sau khi quyết định trở về Việt Nam vào năm 2002
Tất cả những tài liệu về những trẻ mồ côi, bao gồm các chi tiết về cha mẹ ruột, ngày tháng năm sinh đều đã bị phá hủy trên chiếc máy bay đầu tiên trong chiến dịch Babylift.
Cặp song sinh lớn lên tại bang Washington cho đến khi một bộ phim tài liệu được trình chiếu trên truyền hình Mỹ nhân kỷ niệm 25 năm chiến dịch Babylift vào năm 2000, Landon quyết định trở về thăm quê.
Anh đến cùng với cha mẹ nuôi và 2 năm sau, anh quyết định trở về Việt Nam sinh sống.
Landon hiện giờ là giảng viên truyền thông tại Đại học RMIT, TP.HCM.
“Cha mẹ nuôi của tôi đã rất lo lắng khi tôi trở về lần đầu”, Landon nhớ lại .
“Nhưng giờ đây, tôi đã ở đây 13 năm và tôi biết chính xác mình có thể nói và làm những gì”.
Cô em gái sinh đôi của Landon, Loirie cũng đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005.
Landon khi còn sống ở Mỹ (trái) và khi anh trở về sống tại Việt Nam
Em gái Landon, Lorie mới chỉ đến thăm Việt Nam vào năm 2005 nhưng cô đã trở lại trong năm nay sau khi anh trai phát hiện ra vị trí vụ tai nạn máy bay cách đây 40 năm
Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam diễn ra từ ngày 3-26/4/1975
Các sĩ quan quân đội Mỹ tìm kiếm trong đống đổ nát của chiếc máy bay chở hàng C-5A . Vuej tai nạn thảm khốc khiến 78 trẻ em và 50 người lớn thiệt mạng. Đây là một trong nhwgnx thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong Chiến tranh Việt Nam.
Bất chấp thảm kịch ngày 4/4/1975, chiến dịch Babylift vẫn diễn ra. Cuối cùng, hơn 3.000 trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, chủ yếu là trẻ mồ côi và trẻ em tàn tật và con rơi của quân nhân Mỹ đã được sơ tán bằng máy bay.
Khoảng 2.000 trẻ em đã được đưa đến Mỹ, số còn lại được đưa tới Australia, Canada và châu Âu.
Bảo Linh (Theo Dailymail)