Ngày 17/7/1916, các phi công của Hải quân Nga đã lập chiến tích đầu tiên trong trận không chiến trên biển. Kỷ niệm 99 năm ngày quan trọng này, tờ Sputnik đã liệt kê ra những chiến đấu cơ lợi hại nhất của lực lược Hải quân nước này.
Ngày 17/7/1916, bốn thủy phi cơ M-9 do Nga sản xuất thuộc Hạm đội Baltic cất cánh từ hàng không mẫu hạm Orlitsa /Đại bàng/ chặn cuộc không kích của Không quân Đức, bảo vệ căn cứ Hải quân Nga trên đảo Saaremaa (ngày này thuộc lãnh thổ Estonia).
Tàu tuần dương sân bay hạng nặng Đô đốc Hải quân Liên xô Kuznetsov. Tàu thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc Nga. Trong các chuyến bơi làm nhiệm vụ, tàu thường được bố trí máy bay huấn luyện quân sự Su-25UTG và tiêm kích hải quân hạng nặng Su-33, trực thăng hải quân đa năng Ka-27 và trực thăng vận tải-chiến đấu Ka-29. |
MiG-29KUB. Đây là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ dành cho mọi thời tiết. Máy bay có nhiệm vụ phòng không và chống hạm trong đội hình hải quân, không kích mục tiêu mặt đất của đối phương. |
Tiêm kích đa năng MiG-29K. Có khả năng triển khai trên tàu sân bay với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu và hệ thống dây hãm, cũng như trên các sân bay mặt đất. Trang bị tên lửa không-đối-không, các tên lửa chống hạm và chống radar, bom điều khiển tiêu diệt mục tiêu mặt đất và trên biển. |
Su-33 - chiến đấu cơ hải quân hạng nặng thế hệ thứ 4. Phiên bản trên hạm của Su-27. |
Thủy phi cơ chống hạm Be-12. Triển khai tại các sân bay ven biển. Chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ở phạm vi gần bờ. |
“Sát thủ săn ngầm” IL-38. Được bố trí tại các sân bay ven biển. Thiết kế với nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, tàu trinh sát, tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, rải thủy lôi. |
Máy bay săn ngầm tầm xa Tu-142. Biến thể đặc biệt của máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Được trang bị bốn động cơ tuốc bin hai cánh quạt trái chiều NK-12MP (động cơ mạnh nhất dòng động cơ phản lực cánh quạt - 15 000 shp.). Hải quân Nga khai thác Tu-142 trong các chặng thám hiểm đại dương đường dài, hoạt động tìm kiếm cứu hộ, theo dõi tàu ngầm hạt nhân đối phương tiềm năng. Trong ảnh, máy bay Tu-142 của Hạm đội Thái Bình Dương Nga. |
rực thăng đa năng Mi-8 được biết tới ở nhiều nước. Là trực thăng hai động cơ phổ biến nhất của thế giới, một trong những máy bay trực thăng được khai thác rộng rãi nhất trong lịch sử hàng không. Mi-8 đơn giản về vận hành, cực kỳ đáng tin cậy và dễ sửa chữa, có thể sử dụng trong các nhiệm vụ khác nhau. Trực thăng chống tàu ngầm Mi-14 được thiết kế dựa trên Mi-8. Trong ảnh, các chiến sĩ thủy quân lục chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga đổ bộ xuống bãi tập luyện tại vùng Primorye từ Mi-8. |
Trực thăng hải quân đa năng Ka-27. Được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến săn tàu ngầm ở độ sâu tới 500 m và vận tốc đến 75 km/h. Phạm vi hoạt động 200 km từ tàu sân bay, trong điều kiện sóng cao 3 mét, dưới mọi thời tiết, trên tất cả các vĩ độ. Ka-27 có thể tác chiến độc lập cũng như hoạt động trong nhóm trực thăng, phối hợp với các tàu chiến. |
Trực thăng vận tải-chiến đấu Ka-29. Được thiết kế cho nhiệm vụ đổ bộ thủy quân lục chiến và hỏa lực yểm trợ từ tàu, vận tải hàng. |
Yên Yên (Sputnik)