Hiện tượng thiên văn năm 2018: Mưa sao băng Perseid rơi tạo thành những luồng sáng xanh ngọc lục bảo vụt sáng trên bầu trời đầy sao.
Theo NASA, trong suốt 2000 năm qua, hiện tượng thiên văn mưa sao băng Perseid đã xuất hiện trên bầu trời đêm đều đặn mỗi năm một lần. Hiện tượng này xảy ra bởi sao chổi Swift-Tuttle quay quanh Mặt trời 133 năm một lần, khiến cho hành tinh Trái đất xuyên qua những dòng bụi từ các mảnh vụn của sao chổi vào tháng Tám.
Những dòng bụi từ các mảnh vụn có kích thước như một hạt cát, nhấn chìm bầu khí quyển của Trái đất khoảng 132.000 dặm mỗi giờ. Bầu khí quyển Trái đất sẽ đốt cháy băng và bụi và tạo ra một trận mưa sao băng, theo Express.
Hiện tượng mưa sao băng Perseid năm nay được xem là sự kiện thiên văn tuyệt nhất của năm, theo Express.
Mưa sao băng rơi với những tia sáng xanh ngọc lục bảo. (Ảnh: Newsflare)
Mưa sao băng rơi với những tia sáng xanh ngọc lục bảo. (Ảnh: Newsflare) Mưa sao băng đạt tới đỉnh điểm vào cuối tuần vừa qua. (Ảnh: Mathew Browne/ Twitter)
Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao Perseids, là khu vực trong không gian mà từ đó các thiên thạch bay đi.
Năm nay, mưa sao băng Perseids rơi từ 17/7 đến 24/8 và đạt đến mức tối đa vào đêm 12/8 và là một trong những trận mưa sao băng dày đặc nhất sau 5 năm.
Với những vị trí tốt nhất để chứng kiến mưa sao băng là tại châu Âu, đặc biệt là những vùng núi không bị ô nhiễm ánh sáng, và những cảnh quay tuyệt đẹp được chụp tại dãy núi Alps của Thuỵ Sỹ, vùng Valais Conton.
Trang Vũ (tổng hợp)