Với những người yêu thích du lịch, thường xuyên đi trải nghiệm trên các vùng núi cao sẽ nhận thấy đoạn đường lên đèo, lên núi cao thường quanh co, uống lượn và đôi khi có nhiều khu vực hạn chế tầm nhìn. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao các đoạn đường lên núi không đi theo đường thẳng để ngắn nhất, nhanh nhất?
Thực tế thì các con đường lên núi, dốc cao hay thậm chí là đường cao tốc được xây dựng quanh co là vì có nguyên nhân riêng. Trong quá khứ, khi muốn xây một con đường lên đỉnh núi, ngọn đồi hay khu vực cao, người dân sẽ dắt 1 con la hoặc 1 con lừa để thăm dò.
Khi ấy, người ta nhận thấy con vật này không chọn đi lên đỉnh theo đường thẳng ngắn nhất. Thay vào đó, bằng bản năng, chúng sẽ chọn lối đi có độ dốc vừa phải hơn, gần với độ dốc tối đa mà chúng cảm thấy là an toàn (khoảng 8-10 độ).
Lúc này, người dân ghi lại cung đường con la đó đi, tiến hành vẽ bản đồ và xây dựng theo. Dựa theo nguyên lý này, nhiều người đánh giá việc xây cung đường ngoằn nghèo cũng sẽ thích hợp hơn cho việc di chuyển của các phương tiện.
Còn về mặt khoa học, nếu xe chạy trên một đường thẳng với tốc độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thị giác của người lái mệt mỏi, sức chú ý bị phân tán, thậm chí là gây buồn ngủ, không an toàn. Vì vậy cung đường cong sẽ kích thích sự tập trung của người cầm lái.
Thêm vào đó, những chiếc xe có động cơ khỏe thì có thể lên 1 con dốc thẳng đứng. Tuy nhiên với chiếc xe có động cơ yếu hoặc khi phải chở nhiều khách, nhiều hàng thì phương tiện sẽ rất khó di chuyển. Một con đường dốc sẽ vô cùng nguy hiểm trong quá trình đi xuống do chủ xe khó có thể khống lế tốc độ. Khi phát hiện vật cản ảnh hưởng tầm nhìn cũng sẽ khó phản ứng nhanh.
Để giải quyết việc bị hạn chế tầm nhìn ở các góc cua, chủ xây dựng đã thiết kế tăng bán kính góc cua, giảm lực ly tâm, lắp gương phản chiếu,.. để phương tiện chạy với tốc độ cao vẫn có thể bẻ cua dễ dàng.