Các nhà phân tích cho rằng phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang đã đã đạt đến đỉnh điểm của chiến dịch chống tham nhũng trong khi một số người khác không đồng ý với quan điểm này.
Tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP) bình luận, Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân nhưng điều quan trọng là liệu quan chức nào sẽ là mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
Một ngày sau tuyên bố xét xử Chu Vĩnh Khang khiến nhiều người bất ngờ, ngay cả với những luật sư thân cận của gia đình Chu Vĩnh Khang, cơ quan điều tra của Đảng cộng sản Trung Quốc đã công bố kết quả thẩm tra đầu tiên đối với những tập đoàn nhà nước như Huaneng. Một số lãnh đạo Huaneng đã bị cáo buộc "nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tạo điều kiện giao dịch cho gia đình và người thân".
Chu Vĩnh Khang cúi đầu nhận tội tại tòa. |
Một cuộc thanh tra nhằm vào 1 cơ quan nhà nước khác, như Tập đoàn Điện lực cũng đang cũng đang được tiến hành chặt chẽ sau sự ra đi bất ngờ của Lý Tiểu Lâm, con gái duy nhất của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng.
Trong khi những tuyên bố trên cho thấy chiến dịch chống tham nhũng vẫn còn tiếp diễn, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến dịch đã đạt đến mức đỉnh điểm sau khi tòa tuyên án tù chung thân đối với cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
Một số nhà phân tích bình luận ông Tập Cận Bình muốn sớm kết thúc vụ án để tập trung vào những vấn đề quan trọng khác, như kế hoạch phát triển kinh tế. Một số người khác tin rằng, đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc chiến khó khăn hơn đối với các thành viên đã nghỉ hưu hoặc đương nhiệm trong Bộ chính trị.
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân trong một phiên tòa xét xử bí mật ngày 22/5 với tội danh nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia.
Ông Huang Jing, một chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore tin rằng nhiều quan chức hàng đầu ở Trung Quốc sẽ còn bị đưa vào tầm ngắm. "Đây chỉ là kết thúc cho sự bắt đầu".
Chu Vĩnh Khang tóc bạc trắng trong phiên tòa xét xử bí mật hồi tháng trước. |
Tuy nhiên, giáo sư nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney, Kerry Brown nói rằng. "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây cần phải trở lại với những ké hoạch phát triển mà họ đã đặt ra trong vài tháng, vài năm qua".
Chuyên gia Warren Sun ở Đại học Monash, Australia cho rằng Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ là mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch chống tham nhũng.
Ngoài ra, trong số "bè lũ bốn tên" mới bao gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Lệnh Kế Hoạch, 3 người đã bị xét xử hoặc qua đời vì ung thư. "Lệnh Kế Hoạch sẽ là bị đưa ra xét xử nhưng ông Tập cần tập trung vào vấn đề chính trị bởi những nguy cơ xung đột trong đảng sau khi quan chức cấp cao như Chu Vĩnh Khang bị kết án".
Cuối cùng, chiến dịch chống tham nhũng là điều cần thiết nhưng nó có thể gây ra cuộc đấu tranh quyền lực mà hiện không rõ rằng ông Tập sẽ kiên quyết theo đuổi đến mức nào, Xiaoyu Pu, giáo sư chính trị ở trường Đại học Nevada bình luận. "Có lẽ ông Tập Cận Bình nên cân bằng giữa chiến dịch chống tham nhũng và việc cải cách cũng như duy trì sự ổn định chính trị".
Đăng Nguyễn