Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho hay, vào sáng 3/11, hai tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã đi vào vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Sensaku/Điếu Ngư.
Các tàu cá Trung Quốc khởi hành từ cảng Shenjiawan, tỉnh Chiết Giang đến vùng đánh bắt cá ở biển Hoa Đông, vào ngày 17/9/2012
Kênh truyền hình NHK dẫn lời các quan chức Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho hay: Vào khoảng 9 giờ sáng 3/11, hai tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển ngoài khơi đảo Uotsuri-jima thuộc quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
JCG đã phát đi tín hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc, được xác định là Hải cảnh 2305 và 2401 rời khỏi khu vực trên. Tuy nhiên, một tàu đã phát tín hiệu radio đáp rằng quần đảo này thuộc Trung Quốc. Hai tàu Trung Quốc rời đi sau đó khoảng hai giờ.
Đây là lần thứ 27 trong năm nay tàu Trung Quốc tiến vào khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông. Vào ngày 8/9, phi cơ của JCG phát hiện một tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 2149 đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của đảo Kuba, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cách 165 km về phía bắc. Trong cùng ngày, tàu tuần duyên Nhật Bản còn phát hiện 4 tàu Trung Quốc hoạt động ngoài các vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây dường như là một trong những Chính sách mở rộng tầm ảnh hưởng dần dần bằng cách tăng cường các động thái nhưng không đủ kích động để lấy đó làm lý do cho một phản ứng bằng vũ lực của Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trong đó TQ thường xuyên cử tàu hay máy bay đến vùng biển này. Mặc dù có số lượng dân cư ít ỏi, nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khổng lồ dưới đáy biển và cũng là vùng đặc biệt lý tưởng cho hoạt động ngư nghiệp.
Tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư đã gây căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật suốt thời gian qua, đặc biệt sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo tại đây vào hồi tháng 9/2012.
Theo Chi MK (Tổng hợp/Người đưa tin)