Trước khi giành được thiên hạ, Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh đã mê tín, dã man, vô nhân đạo, phản văn hóa như vậy, dường như không có một vương triều nào so sánh được.
Nếu nói văn hóa phương Đông và phương Tây có gì khác nhau, điều khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và các nước phát triển phương Tây chính là đây. Thế kỉ 18, Mỹ đã thành công thực hiện công cuộc xây dựng chế độ dân chủ. Thế kỷ 19, Trung Quốc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, cho dù có giành được ngôi vị hoàng đế đi nữa, cũng vẫn chỉ là một vòng luẩn quẩn của chu kì tuần hoàn những tội ác. Trong đầu của những người như Hồng Tú Toàn, ngoài quyền lực, ngoài gái đẹp, ngoài những thhú ăn chơi hưởng lạc vô độ thì còn có thể là gì được nữa? Tất cả những gì mà người như Hồng Tú Toàn theo đuổi cũng chính là tất cả những gì mà AQ ước trong đền Thổ Cốc.
Nói Hồng Tú Toàn là một trong những đại biểu đi tìm kiếm chân lý từ phương Tây, nhiều nhất cũng chỉ là một thần thoại trong quá khứ. Nếu coi như Bắc phạt thành công, nếu như không có Dương Vĩ đấu đá nội bộ, không có sự ra đi của Thạch Đạt Khai, “Thái Bình Thiên Quốc” cũng chỉ là một trong những triều đại trong vô số triều đại của Trung Quốc, cũng chỉ đơn giản là thêm một vương triều nhà Hồng trong biên niên sử dài của lịch sử Trung Quốc.
Trước khi giành được thiên hạ, Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh đã mê tín, dã man, vô nhân đạo, phản văn hóa như vậy, dường như không có một vương triều nào so sánh được. Cho dù xây dựng thành công vương triều Hồng cũng chỉ là thảm họa của quốc gia, là sự suy thoái của nền văn minh nhân loại. Đứng trên lập trường của những người phản đối Hồng Tú Toàn như Tăng Quốc Phiên, Hồ Lâm Dực, Lý Hồng Chương và Tả Tông Đường mà nói, tuy lật đổ vương triều nhà Thanh chuyên chế, thối nát bất tài, nhưng họ vẫn bảo vệ nền văn hóa hàng nghìn năm của Trung Quốc. Nếu để Hồng Tú Toàn thống nhất thiên hạ, nhất định sẽ tồi tệ hơn nhiều lần triều Mãn Thanh, những văn hóa văn vật cổ đại sẽ bị tàn phá. Vì vậy, cùng là chính quyền người Hán, nên việc lật đổ dường như còn khó khăn hơn nhiều
Thượng Hải thời Thái Bình Thiên Quốc. Ảnh: dwnews |
Tuy Hồng Tú Toàn ngồi vào ngai vàng ở Bắc Kinh, không phải lịch sử Trung Quốc lại có thêm một Lý Tự Thành hay Chu Nguyên Chương hay sao?. Hàng nghìn năm nay, chúng ta luôn sống trong một xã hội Trung Quốc thời đại Thủy Hử. Thủy Hử chính là mô hình thu nhỏ của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân. Hơn nữa, những người này đều mang khẩu hiệu “thay trời hành đạo”, chỉ phản quan tham, tuyệt đối không làm phản với vua. Hơn nữa, nếu họ có chống lại quant ham hay “hôn quân vô đạo”, họ cũng không bao giờ chống đối quan thanh liêm hay những vị vua anh minh, càng không thể tìm một con đường riêng từ mô hình này. Vì vậy, những cuộc khởi nghĩa nông dân to nhỏ xảy ra trong hàng nghìn năm nay, bất luận thành công hay thất vại đều không có thay đổi gì, từ chế độ chính trị, hình thức kinh tế, quan niệm về giá trị đều không có bất cứ sự tiến bộ nào.
Từ Trần Thắng, Ngô Quảng cho đến Hồng Tú Toàn, mục đích của việc nông dân vùng dậy khởi nghĩa chỉ là để tìm kiếm sự sống, muốn ổn định chế độ nô lệ, nhiều nhất cũng chỉ là công cụ “thay thời đổi thế” của các vị “lãnh tụ”. Trong hàng nghìn năm qua, dường như chưa từng có người hoài nghi về những vấn đề này, chưa từng có ai nghĩ những con đường mới ngoài việc “thay thời đổi thế”. Sau thế kỉ 19, văn minh nông nghiệp tuy đã dần dần đi đến hồi kết, thế nhưng, để bước ra vòng luẩn quẩn của nó, thật không dễ dàng. Trung Quốc sau thời kì chiến tranh thuốc phiện chỉ có thể xuất hiện Hồng Tú Toàn. Hồng Tú Toàn chính là Trần Thắng, Ngô Quảng, là Hoàng Triều, Lý Tự Thành. Ông ta mượn ngọn cờ Tông giáo, sáng lập ngôn vị hoàng đế.
Ban đầu, Karl Marx- người cùng thời đại với Hồng Tú Toàn cũng từng đặt hy vọng vào chế độ của “Thái Bình Thiên Quốc”. Đợi đến khi ông hiểu được chân tướng của sự việc, năm 1862, nhà tư tưởng triết lý vĩ đại này đã đưa ra kết luận chi tiết.
Ngoài việc “thay thời đổi thế”, họ chưa bao giờ đưa ra bất cứ nhiệm vụ gì cho bản thân mình…….Nỗi kinh hoàng mà “những vị hoàng đế” này mang đến cho dân chúng còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì mà giai cấp thống trị mang lại. Toàn bộ sứ mệnh của “những vị vua” này dường như chỉ đơn giản là dùng cách phá hoại “xấu xí” để chống lại chế độ, chứ hoàn toàn không có dấu hiệu của việc tìm kiếm va xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn.
Điều hiển nhiên là, Thái Bình Thiên Quốc chính là hóa thân của một loại ma quỉ được miêu tả bằng trí tưởng tượng của nhân dân Trung Quốc. Nhưng, chỉ có ở Trung Quốc mới có kiểu ma quỉ như vậy.
Loại ma quỉ này là những gì còn sót lại của đời sống xã hội. Đọc sử thời Thái Bình Thiên Quốc thật sự khiến người ta đau lòng. Cho dù là cách mạng hay loạn lạc, “Thái Bình Thiên Quốc” đã mang lại những tổn thất vô cùng nặng nề cho đất nước Trung Quốc. Một phần tư dân số của cả đất nước Trung Quốc đã chết do chiến tranh, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Đây quả thực là một con số đáng sợ.
Trong lời của nhà tư tưởng vĩ đại Karl Marx, điều mà Hồng Tú Toàn luôn theo đuổi chỉ là “thay thời đổi thế”. Tuy ông ta mượn ngọn cờ “Thái Bình Thiên Quốc”, muốn vịn vào đó để xây dựng “Thiên quốc”. Thế nhưng, một con “ác quỉ” như vậy, liệu vương triều mà ông ta xây dựng sẽ là “thiên quốc” của ai đây? Những hành động mà những người như Hồng Tú Toàn đã đưa ra câu trả lời xác đáng cho câu hỏi này.
Nghiêm Thu (Duowei)