Các tàn tích của Mohenjo Daro đã được tìm thấy vào năm 1922 trong lưu vực sống của người Ấn Độ. Kể từ đó, các nhà khảo cổ học đã làm việc chăm chỉ để ghép các mảnh ghép của câu đố cổ đại này lại với nhau. Họ tin rằng thành phố được xây dựng vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên và được cho là nền văn minh lâu đời nhất của tiểu lục Ấn Độ. Thế nhưng chỉ qua một đêm, thành phố này đã biến mất hoàn toàn. Điều gì đã xảy ra với nó?
Các chuyên gia cho rằng có thể có tới 40.000 người đã từng sống ở Mohenjo Daro. Những tàn tích tại đây lưu giữ nhiều manh mối thú vị về những người sống ở đó. Đồng thời, các nhà khảo cổ quan tâm đặc biệt đến nguyên nhân khiến nó biến mất.
Điều gì đã xảy ra với Mohenjo Daro? Đó là một bí ẩn. Các chuyên gia nêu ra một vài khả năng. Đầu tiên là có dấu hiệu ngập lụt trong thành phố cổ. Rất có thể con sông Indus đã tràn vào làm tổn thương nền văn minh, buộc mọi người phải chuyển di nơi khác.
>> Xem thêm: Ngôi làng hơn 1.000 người biến mất không dấu tích sau một đêm
Giả thuyết thứ 2 cũng liên quan đến sông Indus. Các chuyên gia tin rằng khi Mohenjo Daro được xây dựng, nó nằm trên bờ đường thủy. Tuy nhiên, theo thời gian thì con đường này thay đổi. Ngày nay, sông Indus nằm cách tàn tích của thành phố cổ khoảng 2 dặm. Mọi người có thể đã chuyển đi nơi khác khi con sông trở nên quá xa.
Còn một số nguyên nhân nữa như dịch bệnh, bão cát được dưa ra. Thế nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, nguyên nhân thực sự đã được hé lộ khiến các nhà khoa học phải giật mình. Các bằng chứng cho thấy thành phố 5.000 năm tuổi này đã bị bom quét sạch. Một vụ nổ có bán kính lên đến 1km đã biến toàn bộ nơi này thành tro bụi.
Khi nghiên cứu những di cảo còn sót lại của người xưa, các nhà khoa học ngạc nhiên khi thấy chúng có độ phóng xạ cao quá mức ô nhiễm phóng xạ của những người Nhật Bản là nạn nhân của sự kiện Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Thậm chí, từ các tàn tích còn sót lại, giới chuyên gia nhận thấy thành phố cổ này khá giống với khung cảnh của Hiroshima và Nagasaki sau sự kiện năm đó. Mặt đất còn lưu lại những dấu vết của phóng xạ hạt nhân.
Trong sử thi cổ đại Ấn Độ "Mahabharata" cũng mô tả những chi tiết về sự kiện cách đây 5.000 năm, minh chứng thêm cho một vụ nổ bom nguyên tử:
"Bầu trời vang lên một tiếng nổ ầm ầm, tiếp theo là một tia chớp, bầu trời phía nam cuộn lên một cột lửa bốc lên trời.
Ngọn lửa rực rỡ hơn cả mặt trời cắt đôi bầu trời.
Những ngôi nhà, những con phố và mọi sinh vật đều bị thiêu rụi bởi những ngọn lửa đến bất ngờ và nhanh chóng.
Đó là một quả bom, nhưng là một quả bom mạnh mẽ của toàn vũ trụ. Một luồng đỏ chói mắt khó nhịn như ngọn lửa, tỏa sáng như muôn ngàn mặt trời, từ từ lăn lên cao chói mắt ánh sáng".
Nhiều nhà khoa học tin rằng đây là bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh thời tiền sử. Tuy nhiên, tại sao con người thời bấy giờ lại có thể làm được điều phi thường thì đến nay các chuyên gia vẫn chưa có câu trả lời.