Nhân kỷ niệm 40 năm ca ghép tim thành công đầu tiên, Sir Terence English, bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng của Anh nói với tờ The Sunday Telegraph rằng tình nguyện viên của ông trong ca phẫu thuật sẽ được ghép thận lợn trong năm nay. "Nếu kết quả của kỹ thuật xenotransplantation khiến thận lợn phù hợp với con người thì có khả năng tim lợn sẽ được sử dụng và mang lại tác dụng tốt cho con người trong vòng vài năm", bác sĩ 87 tuổi này cho biết.
Giải phẫu và sinh lý của tim lợn tương tự như tim người, vì vậy, chúng được sử dụng làm mô hình để phát triển các phương pháp điều trị mới. Hy vọng điều trị bệnh tim thành công đã tăng lên vào tháng 5 sau khi các nhà khoa học tìm ra một liệu pháp di truyền đầy hứa hẹn từ loài lợn.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, trong đó có các nhà khoa học đến từ Anh phát hiện ra rằng việc đưa một mảnh vật liệu di truyền nhỏ gọi là microRNA-199 vào một quả tim bị tổn thương khiến các tế bào được tái tạo.
Nhồi máu cơ tim do động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột là nguyên nhân chính dẫn đến suy tim. Những người sống sót thường bị tổn thương cấu trúc tim vĩnh viễn. Theo thống kê, khoảng 900.000 người Anh sống chung với bệnh tim và hàng triệu người khác bị huyết áp cao, một nguy cơ khác dẫn tới đau tim.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa microRNA-199 vào những con lợn sau khi chúng bị nhồi máu cơ tim. Chức năng tim của chúng đã "phục hồi gần như hoàn toàn" sau một tháng. Tuy nhiên, những trở ngại đáng kể vẫn còn trước khi liệu pháp di truyền này được thử nghiệm trên người. Hầu hết những con lợn đã chết sau khi điều trị bởi microRNA-199 tiếp tục biểu hiện ra ngoài theo cách không kiểm soát được.