Tin 1: Mấu chốt quan trọng vụ án Hồ Duy Hải
Vụ án Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu Voi kéo dài suốt hơn 10 năm qua đến nay vẫn chưa thể tuyên án cuối cùng. Hồ Duy Hải có thật sự bị oan hay đúng tội khi 5 mấu chốt quan trọng sau đây được làm sáng tỏ.
Hiện trường bất thường khi không có dấu vân tay của hung thủ: Trong bản kết luật giám định của Phòg kỹ thuật quân sự CA tỉnh Long An có kết luận 'Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải'. Nhưng trong phiên giám đốc thẩm vào hồi tháng 5/2020, khi giải trình về vấn đề này, đại diện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã khẳng định việc thu giữ dấu vân tay và khám nghiệm hiện trường của vụ việc được tiến hành theo đúng quy định. Kết quả cho thấy không thu được dấu vân tay của Hồ Duy Hải, phù hợp hoàn toàn với lời khai của Hải trước đó.
Nhiều bút lục bị rút khỏi hồ sơ vụ án: Trong vụ án này, một trong những điều khiến dư luận thực sự băn khoăn chính là việc tại sao nhiều bút lục bị rút khỏi hồ sơ? Theo đó, có 4 bút lục bị rút khỏi hồ sơ của vụ án. Trong văn bản gửi đến CA tỉnh Long An cùng các cơ quan chức năng khác, luật sự Trần Hồng Phong - người tham gia bào chữa và hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan đã khẳng định những biên bản lấy lời khai của hai nhân chứng là anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí rất quan trọng nhưng không được đưa vào hồ sơ.
Thời điểm các nạn nhân tử vong vẫn còn là ẩn số chưa được làm rõ: Liên quan đến đơn kêu oan và tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải được gửi lên Chủ tịch nước, UB Tư pháp, VKSND tối cao và Chánh án TAND tối cao vào ngày 3/7, luật sư Trần Hồng Phong -Đoàn LS TP HCM người hỗ trợ pháp lý cho bị án Hồ Duy Hải dã đặt ra nghi vấn có người thấy nạn nhân Vân vẫn còn sống vào thời điểm cảy ra vụ án. Mức thời gian này chênh lệch khá lớn với thời gian mà các cơ quan tố tụng tỉnh Long An kết luận vụ án xảy ra vào khoảng 19h30.
>> Xem thêm: Đường Nhuệ gọi điện tìm cách đàm phán sau khi đánh người
Chiếc thớt tại hiện trường: Trong hình ảnh hiện trường có cái thớt dính máu được truyền thông đăng tải, cho thấy điều tra viên đã chụp hình cẩn thận. Tuy nhiên, vật chứng này sau đó đã bị đốt cùng con dao mất phần kim loại khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi, tại sao lại bỏ qua vật chứng quan trọng trong vụ án này.
Tên của người tình nghi 'biến hoá' khó hiểu: Trong văn bản của các cơ quan chức năng, thậm chí trong bản giám đốc thẩm cũng ghi tên Nguyễn Văn Nghị trong khi đó, báo chí vào cuộc thì cái tên này đã 'mất tích'. Cơ quan chức năng Long An cho rằng chỉ có cái tên là Nguyễn Hữu Nghị.
Như vậy, mấu chốt quan trọng nhất của vụ án Hồ Duy Hải chính là đi tìm lời giải cho những câu hỏi bên trên. Có như vậy mới biết Hồ Duy Hải bị oan hay không.
Tin 2: Kiến nghị giám đốc thẩm vụ đương sự định nhảy lầu
Ngày 10/7, ông Lê Văn Dư, bị đơn trong vụ án tranh chấp dân sự 674m2 đất với vợ chồng ông Phan Quý đã gửi đơn lên TAND cấp cao tại TPHCM và Viện KSND cấp cao tại TPHCM đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm ngày 1/7/2020 của TAND TPHCM.
TAND cấp cao tại TPHCM cũng xác nhận đã nhận được đơn của ông Lê Văn Dư vào sáng cùng ngày. Trong đơn gửi TAND cấp cao tại TPHCM và Viện KSND cấp cao tại TPHCM, ông Dư đề nghị 2 cơ quan trên ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm, yêu cầu TAND quận Gò Vấp xét xử sơ thẩm lại theo hướng đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn do hết thời hiệu khởi kiện.
Theo ông Dư, đối với bản án sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp xác định tranh chấp của các bên là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng đối với loại tranh chấp này, thời hiệu khởi kiện chỉ là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, theo Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Song thực tế, tính từ thời điểm ký kết hợp đồng (năm 2002 và năm 2009) đến thời điểm ông Quý nộp đơn khởi kiện (năm 2017), là quá thời hiệu khởi kiện nhưng cấp sơ thẩm vẫn giải quyết vụ án, là khởi điểm dẫn đến việc 2 cấp xét xử tuyên án trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.
Trong đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm, ông Dư nêu, việc HĐXX chấp nhận thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tự thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp tại tòa phúc thẩm, là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại Điều 293 và khoản 3 Điều 298 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phạm vi xét xử phúc thẩm.
Đồng thời, theo ông Dư, nếu vụ án được xác định tranh chấp quyền sử dụng đất thì phúc thẩm phải hủy bản án, để các bên đương sự tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã (phường), nơi có đất, căn cứ theo Điều 202 và Điều 203 luật Đất đai 2013.
Từ những lập luận trên, ông Dư đề nghị TAND cấp cao tại TPHCM, Viện KSND cấp cao tại TPHCM công nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và các bị đơn. Hiện nay, hồ sơ vụ án đang được TAND cấp cao tại TPHCM xem xét.
Tin 3: Đường dây 'khủng' làm đủ loại bằng với hàng ngàn con dấu giả ở Gò Vấp
Ngày 10/7, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết vừa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ và Công an quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây làm giả số lượng lớn con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả các chứng chỉ hành nghề luật sư, bằng đại học y dược, giấy tờ nhà đất, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, các loại bảng điểm…
Theo điều tra ban đầu, ngày 19-6, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính đối với Lê Tuấn Anh (30 tuổi, quê Quảng Ngãi) ở đường Quang Trung (quận Gò Vấp). Tại thời điểm kiểm tra, công an phát hiện Lê Tuấn Anh có cất giấu 1 túi tài liệu chứa 2 bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và 1 bằng đại học nghi là tài liệu giả.
Ngoài ra, trong cốp chiếc xe máy của Tuấn Anh còn có 14 bộ hồ sơ chứa tài liệu là bảng điểm, bằng cấp của nhiều trường đại học, cao đẳng nghi là tài liệu giả.
Cùng ngày, cũng trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) lực lượng Công an đã tiến hành kiểm tra hành chính Châu Quốc Việt (30 tuổi, trú tỉnh Trà Vinh).
Tại cơ quan Công an, hai nghi phạm Tuấn Anh và Việt khai nhận tất cả số giấy tờ, tài liệu nêu trên đều là giả. Tuấn Anh khai nhận đã được 1 người thuê đến địa bàn quận Gò Vấp, gặp người tên Quang để lấy số giấy tờ trên và đi giao cho khách hàng.
Tin 4: Vì sao anh trai ông chủ Nhật Cường Mobile bị bắt?
Ngày 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nhà đối với 2 bị can do liên quan đến vụ án Nhật Cường Mobile.
Hai bị can bị khởi tố gồm: Bùi Quốc Việt (SN 1970, nhân viên Công ty Nhật Cường; là anh trai Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường), Võ Việt Hùng (SN 1976, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh.
Trong đó, Bùi Quốc Việt bị khởi tố về tội Buôn lậu, quy định tại Khoản 4, Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Võ Việt Hùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
>> Xem thêm: Huấn 'hoa hồng' tự tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm, bị phạt hơn 17 triệu đồng
Cùng ngày, VKSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh đối với các bị can theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, tại buổi họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 vào chiều 25/6, trả lời báo chí về diễn biến vụ Nhật Cường Mobile, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang dùng mọi biện pháp truy bắt bị can Bùi Quang Huy đề xử lý theo pháp luật.