Mỹ rầm rộ đưa B-52, tàu sân bay đến Trung Đông đối phó Iran
Đài RT ngày 8.5 dẫn các nguồn thạo tin cho hay Lầu Năm Góc sẽ điều 4 pháo đài bay B-52 đến Trung Đông nhằm đối phó “kế hoạch tấn công” của Iran nhằm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực.Theo đó, 2 chiếc oanh tạc cơ chiến lược sẽ rời Căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana để đến Qatar, trong khi 2 chiếc nữa cũng sẽ đến trong vài tuần tới. Cả 4 chiếc sẽ đáp xuống trụ sở Bộ chỉ huy Trung tâm của Mỹ ở căn cứ al-Udeid Air gần Doha.
Kế hoạch trên được hé lộ trong khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đang hướng đến vùng Vịnh. Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton thông báo sẽ đưa oanh tạc cơ và tàu sân bay đến nhằm đối phó với “nhiều dấu hiệu và cảnh báo leo thang” về khả năng Iran tấn công.“Washington muốn gửi thông điệp rõ ràng và không nhầm lẫn đến chính quyền Iran rằng bất cứ vụ tấn công nào nhằm vào lợi ích của Mỹ hoặc đồng minh sẽ gặp phải sức mạnh đối phó không ngừng”, ông Bolton nói.
Dù Cố vấn Bolton không tiết lộ chi tiết về nguy cơ, một số nguồn tin cho rằng Washington đã có thông tin tình báo từ phía Israel.
Hai học sinh Mỹ xả súng tại trường khiến 9 người thương vong
CNN đưa tin vụ xả súng bắt đầu lúc gần 14h. Các nghi phạm tiến vào trường trường STEM School Highlands Ranch, thu hút những học sinh tới 2 địa điểm riêng. Một học sinh 18 tuổi đã thiệt mạng, phát ngôn viên Cocha Heyden của phòng cảnh sát cho biết.
Nhà trường gần như ngay lập tức thông báo vụ việc lên cơ quan chức năng. "Vài phút tiếp theo, có khá nhiều phát súng được bắn ra", phó cảnh sát trưởng hạt Douglas Holly Nicholson-Kluth nói. "Khi các sĩ quan tới trường họ vẫn có thể nghe thấy tiếng súng".
Những cảnh sát tới hiện trường trong vòng hai phút và đưa các nghi phạm ra ngoài. Ông Spurlock cho biết lực lượng chức năng "đã cố gắng để bắt giam các nghi phạm".
"Chúng tôi biết là không còn bất cứ nghi phạm nào khác. Tất cả những người có liên quan đều đã bị bắt giữ", ông Spurlock nói. Xe của những nghi phạm này cũng được tìm thấy trong bãi đậu.
8 học sinh đã được đưa tới các bệnh viện địa phương. Một số nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất 15 tuổi.
Hồ sơ thuế bị lộ, ông Trump bị phanh phui khoản lỗ hơn 1 tỷ USD
Theo công bố của New York Times sau khi thu thập được báo cáo thuế của ông Trump, trong giai đoạn từ năm 1985 – 1994, các công ty của vị tổng thống Mỹ hứng chịu khoản lỗ lên tới 1 tỷ USD. Năm 1984 cũng là thời điểm ông Trump cho ra đời cuốn sách "Trump: The Art of the Deal" (Trump: Nghệ thuật Đàm phán) và trở thành cơn sốt trên các kệ.
Tờ báo này khẳng định đây là những thông tin chính thống và chính xác.
Hồ sơ cho thấy, ông Trump báo lỗ hơn 250 triệu USD trong cả hai năm 1990 và 1991. Ông Trump lỗ nhiều tới mức ông không phải trả thuế thu nhập suốt 8 năm trong 10 năm đó. Cụ thể, trong thập niên này, các mảng kinh doanh chủ chốt của ông Trump, bao gồm sòng bạc, khách sạn và tòa nhà chung cư đều lỗ. Tổng số tiền lỗ mà báo cáo thống kê là 1,17 tỷ USD.
Nhà Trắng không ngay lập tức phản hồi các thông tin này.
Trong khi đó, tờ New York Times dẫn lời một luận sư của Tổng thống Trump, ông Charles Harder, khẳng định rằng những thông tin trên là rất không chính xác.
Ông Trump là một nhà tài phiệt bất động sản có tiếng tại New York. Tuy nhiên, sau khi trở thành Tổng thống, ông Trump đã trao lại quyền điều hành đế chế kinh doanh của mình cho các con trai. Ông Trump cũng được biết tới như là người sắc bén trong kinh doanh và có các kỹ năng đàm phán thiên tài. Chiến dịch tranh của của ông phần nào thể hiện những phầm chất đó.
Đang căng với Trung Quốc, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ Đài Loan
Theo Reuters, Hạ viện đã thông qua dự luật hôm 7/5 khi Washington và Bắc Kinh tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại kéo dài. Bắc Kinh cho biết Phó Thủ tướng Lưu Hạc sắp tới Washington để đàm phán trong tuần này và sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận cuối cùng để tránh lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hạ viện đã bỏ phiếu 414-0 thông qua nghị quyết không ràng buộc, tái khẳng định cam kết của Mỹ với Đài Loan. Đồng thời, Hạ viện cũng ủng hộ "Đạo luật Đảm bảo cho Đài Loan 2019", theo đó sẽ hỗ trợ Đài Loan và kêu gọi Đài Bắc tăng chi tiêu quốc phòng. Luật lưu ý Washington cũng nên tiến hành "thường xuyên bán hàng và các vật tư quốc phòng" cho Đài Loan, ủng hộ Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Không có thông tin về việc khi nào Đạo luật Đảm bảo này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện. Đây là điều cần thiết trước khi nó trở thành luật.
Tất cả các biện pháp đều phản ánh mối quan tâm của Mỹ đối với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng tới Đài Loan. Washington không có quan hệ chính thức với Đài Bắc nhưng lại bị ràng buộc bởi luật pháp. Theo đó, Mỹ phải cung cấp cho Đài Loan phương tiện để tự vệ và là nguồn vũ khí chính của hòn đảo này.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ thiêng liêng và thường xuyên gọi đó là vấn đề nhạy cảm, quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ.
Điều kiện tiên quyết gì để Đức hủy bỏ lệnh trừng phạt chống Nga?
Phát biểu trước báo giới ở Berlin, ông Operman nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng Đức và Nga nên nói về các biện pháp trừng phạt chia rẽ chúng ta. Tôi chắc chắn rằng có thể hủy bỏ các biện pháp trừng phạt này trên cơ sở hợp tác lẫn nhau.
Nhưng điều kiện tiên quyết cho điều này là việc chúng ta tiếp tục đàm phán theo định dạng Normandy để giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine (Donbass) và thực hiện các thỏa thuận Minsk vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ của thiểu số người Nga ở Ukraine và tôn trọng hoàn toàn đối với biên giới nhà nước và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Ukraine".
"Nếu chúng ta đạt được thỏa thuận như vậy, tôi thấy có cơ hội cho cả hai bên để hủy bỏ lệnh trừng phạt”, ông Operman nói thêm và lưu ý rằng Liên minh châu Âu (EU) và Nga có những lợi ích chung đáng kể, đồng thời kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh kinh tế Á-Âu.
Trong tuyên bố đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, Bộ Ngoại giao Đức cho biết Berlin lên án mạnh mẽ sắc lệnh của Moscow. Tuyên bố nhấn mạnh sắc lệnh này của Nga hoàn toàn mâu thuẫn với tinh thần và mục tiêu của các thỏa thuận hòa bình Minsk.