(Tinmoi.vn) Chính sách Biển Đông của Bắc Kinh đã thay đổi đáng kể từ chỗ “quy tắc” sang "tự quyết", Wen Yang, tổng biên tập tờ United Chinese Press tại New Zealand cho biết.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam
Trong bài xã luận đăng ngày 11/6 trên tờ báo của mình, ông Wen cho rằng việc xử lý tranh chấp với Việt Nam đã thay đổi khi Bắc Kinh di rời giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam tại Biển Đông.
Sau cuộc tuần hành phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Bắc Kinh đã gửi một “bản tuyên cáo lập trường” lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon về giàn khoan Hải Dương-981, ngang ngược nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Wen nói: trong khi vẫn chưa rõ đây có phải là động thái sau cùng trong việc tranh chấp chủ quyền liên quan đến Trung Quốc thì càng ngày, chúng ta càng thấy cả Bắc Kinh và Hà Nội đều sẽ không lùi bước.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cho giàn khoan hoạt động tại Biển Đông và có khả năng mở rộng nó. Việt Nam cũng sẽ kiên quyết đòi lại chủ quyền. Cần phải nói thêm rằng Bắc Kinh đã hình dung ra những điều này từ trước khi họ tiến hành triển khai giàn khoan dầu, ông Wen cho biết.
Trung Quốc tự cho mình cái quyền sở hữu hợp pháp gần như toàn bộ Biển Đông và từng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thành lập Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002. Việc tuyên bố, xác nhận chủ quyền được thực hiện dưới sự chứng kiến của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm thúc đẩy “một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa tại Biển Đông” và cam kết “giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình”.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã né tránh thực hiện theo tuyên bố này. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính sách Biển Đông của Bắc Kinh đã thay đổi, ông Wen nói.
Trong khi Trung Quốc từng hỗ trợ để cho ra đời quy định Biển Đông để duy trì hòa bình và hài hòa thì giờ đây, Bắc Kinh nhấn mạnh sự can thiệp “tự quyết”. Mặt khác, Mỹ liên tục sử dụng “tự do hàng hải” như một phương tiện để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc – điều mà đe dọa nghiêm trọng tới quy định và luật pháp quốc tế.
Điều này chứng tỏ các quốc gia chỉ đang cố dùng những lời lẽ hoa mỹ phù hợp nhất với lợi ích và mục đích vào thời điểm đó của họ mà thôi. Mỹ đã điều chỉnh chiến lược từ thúc đẩy tự do sang thúc đẩy các quy tắc trong khi Trung Quốc lại đang dùng tự do hàng hải như một vũ khí tấn công tàu thuyền Việt Nam tại khu vực giàn khoan dầu, ông nói thêm.
Bảo Linh (Theo wantchinatimes)