Với lực lượng 43 vạn quân, lớn hơn đối thủ nhiều lần, lại được trợ giúp của mãnh thú, song quân đội nhà Tân lại đại bại trước tướng sĩ một thành trì nhỏ.
1. Sức mạnh của quân đoàn "nửa người nửa thú"
Năm 23 sau công nguyên, Canh Thủy Hoàng Đế Lưu Huyền lên ngôi, tái lập nhà Hán. Lúc này ở Trung Quốc, tình hình chiến tranh giữa các tiểu quốc với vương triều ở Lạc Dương diễn ra liên miên.
Là một người có con mắt chiến lược, Lưu Huyền đã phái Vương Thường và Lưu Tú – hai đại tướng quân dưới trướng chiếm vùng đất Côn Dương (ngày nay là huyện Diệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
Đoàn quân của Cự Vô Bá (nguồn sách Lịch sử Trung Quốc 5000 năm)
Nhận được mật báo, Vương Mãng (Hoàng đế đương nhiệm của Đại Tân) rất lo sợ khi biết những thành trì chiến lược ở Côn Dương rơi vào tay Lưu Huyền và quân khởi nghĩa. Ngay lập tức, hai đại tướng cộm cán là Vương Tầm và Vương Ấp dẫn 43 vạn quân từ Lạc Dương đến vây hãm Côn Dương. Lúc này, ở Côn Dương quân số trong thành chỉ có khoảng 9000.
Không những quân đội triều đình huy động đại quân đi dẹp một cuộc khởi nghĩa của chư hầu tại một tòa thành xa xôi, mà còn sử dụng đến cả mãnh thú hỗ trợ.
Theo ghi chép của sử sách Trung Quốc, trong quân đội nhà Tân bấy giờ có một nhân vật to lớn khác thường, khỏe như bò mộng là Cự Vô Bá. Nhân vật này có biệt tài huấn luyện dã thú như: Hổ, báo, tê giác, voi,... biến chúng thành công cụ tác chiến khi ra trận. Nhờ đó mà Cự Vô Bá được phong làm Hiệu úy, tham gia vào tiền quân đi chinh phạt chư hầu Lưu Huyền.
2. Trí dũng của tướng sĩ thành Côn Dương
Tranh minh họa đại tướng quân Lưu Tú (nguồn: http://danviet.vn)
Khi đại quân nhà Tân tiến gần Côn Dương, mật thám của quân Hán trong thành đã phát hiện và báo tin cho chủ tướng và đề xuất phương án bỏ thành rút lui để bảo toàn lực lượng. Lúc này cân nhắc tình hình, tướng giữ thành là Lưu Tú nói với mọi người về tầm quan trọng chiến lược của Côn Dương, nếu nơi đây thất thủ, các cánh quân khác có nguy cơ tan vỡ hoàn toàn.
Thêm vào đó lương thực trong thành đang dần cạn kiệt. Cách duy nhất được đưa ra và thực hiện đó là, các tướng Vương Phượng, Vương Thường ở lại tìm mọi cách tử thủ giữ Côn Dương bằng mọi giá, cầm chân quân Tân để Lưu Tú mở đường huyết phá vòng vây mở đường máu chạy về Định Lăng và Yển Thành xin viện binh.
Lợi dụng đêm tối và bất ngờ, Lưu Tú dẫn theo 12 dũng sĩ cưỡi ngựa tốt chọc thủng vòng vây dày đặc trốn thoát.
Bấy giờ, Côn Dương là một thành không lớn nhưng khá kiên cố. Quân của Vương Mãng đã dùng nhiều biệt pháp như máy bắn đá, bắn tên, đào hầm dưới chân thành, tuy nhiên quân Hán trong thành quyết tử chiến đến người cuối cùng, vì thế thành không thể phá.
Vương Mãng ra lệnh vây chặt thành, nội bất xuất, ngoạt bất nhập, cô lập Côn Dương và bên ngoài, hòng giết chết quân sĩ trong thành. Trong lúc đang chờ nghĩ cách tiếp tục công thành thì Lưu Tú đã đến được Định Lăng và Yển Thành, thuyết phục các đại tướng xuất quân giải vây cho Côn Dương.
3. Một kết cục bi ai
Để tạo động lực cho đoàn viện binh, Lưu Tú tự thân dẫn hơn một ngàn quân bộ và kỵ binh xông pha đầu tiên hướng thẳng Côn Dương. Bấy giờ nhận được mật báo, cho rằng viện binh chỉ có mấy ngàn, Vương Tầm, Vương Ấp chủ quan chỉ cho một đạo quân ít ỏi đi nghênh chiến.
Chưa đợi quân Tân dàn trận, Lưu Tú đốc ngựa lao lên chém giết được mấy chục mạng. Cùng lúc, đại quân cứu viện của Hán xuất hiện cùng hợp sức đánh mạnh từ phía sau quân Tân. Vương Tầm, Vương Mãng mặc dù sở hữu quân số đông hơn nhiều lần quân Hán, song do chủ quan và bất ngờ nên buộc phải rút lui.
Quân Hán khí thế ngút trời thừa thắng xông lên, một đích mười. Tiếp đó Lưu Tú chỉ huy quân cảm tử gồm 3000 người đánh thẳng vào tiền quân Tân, một lần nữa Vương Mãng, Vương Tầm coi thường quân ít ỏi, đưa một vạn quân định đè bẹp Lưu Tú, song 1 vạn quân nhanh chóng bị đánh tan. Toàn quân Tân nhanh chóng rơi vào rối loạn như ong vỡ tổ.
Thời cơ thuận lợi đã đến, hai tướng giữ thành Côn Dương là Vương Phượng và Vương Thường dong trống, kéo toàn bộ quân trong thành ra tử chiến. Chủ tướng quân Tân là Vương Mãng bị chém tại trận, quân sĩ giẫm đạp lên nhau chạy trốn, quân Tân thừa thắng truy kích, thây người trải khắp trăm dặm.
Lại nói về đạo quân mãnh thú trong tiền quân Tân, ban đầu khi mới chiến đấu, các mãnh thú này gây cho quân Hán nhiều nỗi khiếp sợ. Tuy nhiên khi giáp chiến quan trọng này xảy ra, trời đất bỗng tối sầm, sấm sét vang rền trời, gió thổi mạnh, mưa như trút nước, đàn mãnh thú dưới tay Vô Cực Bá cũng run sợ. Điều kỳ lạ hơn, đoàn mãnh thú đột nhiên quay lại tấn công chủ tướng.
Kịch chiến Côn Dương (nguồn: baomoi.com)
Trên đường chạy về Lạc Dương, quân Tân liên tục bị tập kích. Tại dòng Trĩ Thủy (Lỗ Sơn, Hà Nam, Trung Quốc) hàng vạn quân Tân bị tiêu diệt, làm ứ tắc dòng sông này. Thảm cảnh hiếm thấy trong lịch sử.
Tướng còn lại của nhà Tân phải rất khó khăn mới chạy về được kinh đô Lạc Dương, kiểm lại quân số, 43 vạn quân ra trận, số còn lại chỉ có mấy ngàn người. Quân Hán sau đó phải mất hơn 1 tháng để thu dọn chiến trường, lấy lương thảo, vũ khí, thiêu hủy các thi thể.
Tham khảo nhiều nguồn