- Detroit Auto Show và những con số đáng nhớ
- Detroit Auto Show 2014 : Toyota FT-1 - Tái sinh huyền thoại Supra
- Detroit Auto Show 2014 : Chevrolet Corvette là xe của năm
Luật giao thông đường bộ quy định với vạch kẻ liền phân làn thì không được đè vạch hoặc lấn làn. Song trong trường hợp phải lấn làn để tránh tai nạn mà bị CSGT xử phạt liệu có thỏa đáng ?
Anh Phạm Tuấn Hà ở Hà Nội cho biết, khi đang lái ô tô lưu thông bình thường khi đến khúc cua có vạch kẻ liền để phân cách giữa 2 làn đường ngược chiều, thì có 1 chiếc xe máy bất ngờ đi từ trong ngõ ra, rẽ phải đi cùng chiều với xe của anh. Để tránh chiếc mô tô này, tôi đã hơi đánh tay lái sang trái và có để lốp xe đè lên vạch liền giữa đường, khoảng 7cm nhưng chưa vượt qua.
Lúc đó có một chốt cảnh sát giao thông phía trước, một cảnh sát giao thông đã ra tín hiệu yêu cầu anh dừng xe. Sau đó thông báo lỗi đi sai làn đường và định lập biên bản phạt lỗi trên với mức phạt là 1,6 triệu đồng, cộng thêm tạm giữ giấy phép lái xe trong vòng 60 ngày. Như vậy việc xử phạt và lập biên bản như vậy của CSGT có chính xác ? Và người bị thổi phạt phải làm những gì ?
CSGT xử phạt xe ô tô vi phạm (ảnh minh họa)
Trong trường hợp này của anh Tuấn, trước hết cần lưu ý luật giao thông đường bộ ra đời nhằm điều chỉnh hành vi tham gia giao thông, mục đích cao nhất là đảm bảo trật tự giao thông, an toàn của người giao thông chứ không nhằm việc xử phạt người vi phạm làm hàng đầu.
Cụ thể ở đây, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 :
Điều 11: Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu đúng như những gì anh Tuấn đã trình bày, việc anh thực hiện hành vi phạm là do có sự kiện bất ngờ tức có một xe máy khác bất ngờ từ ngõ lao ra. Và theo như quy định ở trên thì anh sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra việc CSGT định lập biên bản phạt lỗi trên với mức phạt là 1,6 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe trong vòng 60 ngày là chưa hợp lý.
Bởi lẽ theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ - CP thì hành vi vi phạm của anh thuộc vào điểm c khoản 4, Điều 8 sửa đổi bổ sung: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
Mức phạt áp dụng đối với lỗi vi phạm này tại Hà Nội là từ 1,4 - 2 triệu đồng. Nhưng với việc tạm giữ giấy phép lái xe đối với lỗi này trong vòng 60 ngày thì tại điểm d khoản 6 Điều 43 của Nghị định 71 đã quy định:
Vi phạm một trong các Điểm, Khoản sau của Điều 8 Nghị định này mà gây Tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày: Điểm a, Điểm h Khoản 1; Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm k Khoản 4:
Tức là, trong trường hợp này, nếu anh Tuấn Hà có vi phạm lỗi đi sai làn nhưng không gây ra tai nạn hay xảy ra vấn đề nghiêm trọng thì không thể thông báo là sẽ tạm giữ giấy phép lái xe của anh trong vòng 60 ngày được.
Như vậy, mức phạt nếu anh Tuấn Hà vi phạm lỗi trên thì là đúng nhưng việc cảnh sát giao thông lại thông báo định lập biên bản tạm giữ giấy phép lái xe trong vòng 60 ngày là chưa hợp lí.
Theo Otofun News