"Những đưa trẻ sẽ thiếu tự tin, không có niềm vui vẻ, niềm ham sống bằng những đứa trẻ khác,thậm chí có đứa trẻ đã thử tự tử vì cha mẹ nghiện Smartphone".
Đó là chia sẻ của bà Vũ Diệu Hương, giảng viên khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm HN khi nói về việc hiện nay quá nhiều cha mẹ đam mê điện thoại thông minh mà bỏ mặc con cái.
Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn hơn khi cha mẹ nghiện smartphone mà thiếu chia sẻ, quan tâm tới con cái |
Năm ngoái, dư luận Trung Quốc xôn xao khi một trường hợp đau lòng xảy ra chỉ vì bà mẹ mải chơi điện thoại mà bỏ con chết đuối.vào chiếc điện thoại mà không để ý tới con cái. Người mẹ trẻ họ Huang, 23 tuổi, sống cùng chồng và con gái 14 tháng tuổi trong căn phòng trọ có diện tích 10 m2. Lúc Huang đang mải chơi với chiếc điện thoại di động thì cô con gái đi vào nhà tắm nghịch nước. Không may, cô bé ngã vào xô nước. Ngay sau khi phát hiện, Huang đã đưa con gái đến bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sĩ thông báo bé đã tử vong trên đường tới bệnh viện.
Ở Việt Nam, tuy chưa có trường hợp con cái bị thiệt mạng do cha mẹ mải lướt Facebook, chơi game trên điện thoại nhưng trường hợp trẻ bị đứt tay, bị ngã, bị bỏng...thì đã từng xảy ra.
Do đâu lại hẫn đến những hậu quả khôn lường như vậy? Tại sự hấp dẫn của smartphone hay tại sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ?
Trả lời vấn đề trên, bà Vũ Thu Hương cho biết: "Đó là sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ trẻ nhỏ chết nhiều nhất trên thế giới vì rất nhiều nguyên nhân, có cả những lí do là các cháu không được học nhưng kĩ năng an toàn, có những nguyên nhân do bố mẹ thờ ơ... Tất nhiên smartphone hiện nay vô cùng hấp dẫn, với những ứng dụng hiện đại, nó mang cả thế giới vào ngay trong tầm tay của bạn, bạn có thể chia sẻ, giao du với bạn bè mà không cần gặp gỡ, bạn có thể thoải mái tra cứu thông tin mà không cần đi ra ngoài. Nhưng nếu bạn ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ của mình thì bạn sẽ biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý. Chỉ có những người cha người mẹ vô tâm, không yêu con mới bị những thú vui mà smartphone mang lại cuốn theo. Nếu yêu con bạn đã không để con lủi thủi một mình trong khi việc sử dụng điện thoại không phải để giải quyết công việc cần thiết hay quan trọng.”
Tâm lí đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi bị cha mẹ "bỏ quên"? Theo bà Hương: "Bất hạnh lớn nhất của đứa trẻ không phải sự thiếu hụt về vật chất mà đứa trẻ bất hạnh nhất là đưa trẻ không nhận được sự quan tâm của chính cha mẹ mình. Những đứa trẻ khi bị mất bố mẹ quá sớm đó đã là đáng thương rồi nhưng những đứa trẻ còn cha mẹ mà cha mẹ lại thờ ơ, không quan tâm thì đó mới là bất hạnh lớn nhất."
"Những đứa trẻ sẽ thiếu tự tin, không có niềm vui vẻ, niềm ham sống bằng những đứa trẻ khác,thậm chí có đứa trẻ đã thử tự tử vì cha mẹ nghiện smartphone", bà Hạnh cho biết thêm.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, bố mẹ cần phải thay đổi quan niệm trong cách nuôi dạy con, nếu như trước đây cha mẹ quan niệm "con cái là tài sản của cha mẹ" thì bây giờ nên đổi lại là "cha mẹ là số phận của con cái", cuộc sống của con cái như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cách ứng xử và nuôi dạy con hàng ngày. Câu chuyện cha mẹ nghiện smartphone chỉ là một khía cạnh nhỏ trong đời sông hàng ngày mà suy rộng ra đó là sự vô tâm, thiếu chia sẻ của các thành viên trong gia đình với nhau. Thực tế, mạng xã hội phát triển, khoa học phát triển khiến con người sống cô độc hơn. Nhiều gia đình thường không có thời gian ngồi với nhau lấy 30 phút, mà nếu có ngồi cùng thì mỗi người mỗi việc. Mẹ lướt smartphone, bố ôm máy tính, con thì lủi thủi với đóng đồ chơi. Việc cha mẹ không chia sẻ với con cái ban đầu có thể chỉ làm xa cách mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nhưng sau đó khi những nỗi buồn này tích tụ lại lâu ngày thì hình thành nên việc muốn giải quyết theo hướng tiêu cực.
Smartphone về bản chất không hề có hại thậm chí nó còn hỗ trợ rất lớn cho con người trong công việc, giải trí hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng nó không phù hợp sẽ gây ra những tác hại khuôn lường. Thay vì vùi đầu vào màn hình điện thoại, cha mẹ hãy đặt ra quy tắc là không động đến điện thoại trong suốt thời gian "kết nối" với trẻ, bao gồm bữa ăn, trên xe hoặc một tiếng trước khi trẻ đi ngủ. Đó là những thời điểm mà trẻ muốn trò chuyện với bạn nhất. Trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn khi bạn thực sự nhìn vào chúng và lắng nghe chúng mà không bị phân tâm vì một thứ gì khác.
Lê Vy