Trong những “ác thú” hậu duệ của Lưu Dụ, người đại diện cho sự dâm ô của vương triều họ Lưu chính là chắt của ông ta-Lưu Tử Nghiệp.
Lưu Dụ dành công sức cả cuộc đời chỉ được làm vua trong ba năm. Con trai lớn là Lưu Nghĩa Phù bị các đại thần sát hại do cho rằng Nghĩa Phù thiếu năng lực cai trị đất nước sau hơn hai năm xưng đế. Con trai thứ ba Lưu Nghĩa Long có thể coi là một thái bình thiên tử, ông mất sau hơn 30 năm trị vì và xây dựng một vương triều hùng mạnh. Năm 453, tức giận trước việc Thái tử Lưu Thiệu dùng yêu thuật để yểm bùa phụ hoàng, Lưu Tống Văn Đế-Lưu Nghĩa Long lên kế hoạch phế truất Lưu Thiệu; khi kế hoạch bị lộ, Lưu Thiệu tiến hành chính biến và ám sát phụ hoàng rồi lên ngôi hoàng đế. Thế hệ tiếp theo là con trai thứ ba của Lưu Nghĩa Long- Lưu Tuấn. Bốn cô con gái của chú ruột Lưu Nghĩa Long từ nhỏ đã sống trong cung, ai ai cũng xinh xắn đáng yêu. Thế nhưng, Lưu Tuấn bất chấp đó là em họ của mình mà chiếm giữ họ, còn vì việc đó mà giết hết cả gia đình chú mình. Điều khiến mọi người khinh bỉ nhất chính là, đến mẹ ruột anh ta cũng không tha, công khai làm những chuyện “mờ ám” đó.
Dân gian có câu “Hổ phụ sinh hổ tử”, quả không sai. Hành vi “cầm thú” của Lưu Tuấn đã được di truyền một cách toàn diện trên con đẻ của ông ta- Lưu Tử Nghiệp.
Lưu Tử Nghiệp lớn lên trong cuộc sống “phong lưu” của người cha, truyền thống tốt đẹp của dòng họ không học, những thói hư tật xấu thì như đã ngấm vào máu. Lưu TỬ Nghiệp không hề thương xót trước sự ra đi của cha, trước phút lâm chung mẹ muốn nhìn mặt lần cuối nhưng anh ta viện cớ phòng bệnh có quỉ, khuyên thế nào cũng không vào.
Lưu Tử Nghiệp vốn có hậu cung hàng vạn cung tần mĩ nữ, thế nhưng luôn cảm thấy không đủ, luôn cảm thấy hứng thú với những giai nhân trong dòng tộc của mình. Chị họ Lưu Tử Nghiệp - Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc có thể coi là đệ nhất giai nhân trong hoàng tộc, từ bé đã nhận được sự sùng ái của cha. Thế nhưng, Lưu Tử Nghiệp lại triệu người chị họ đã có chồng này vào cung, giữ mãi không buông, cùng ăn cùng ngủ.
Để được thỏa thuê tận hưởng những tháng ngày chung đụng chăn gối, Sơn Âm công chúa bèn lập mưu tính kế cùng Lưu Tử Nghiệp ra tay sát hại chồng mình. Sử sách chép rằng, vào một ngày, Sơn Âm công chúa trông thấy mỹ nữ hàng đàn dập dìu trong cung, bèn nảy sinh lòng đố kỵ mà than vãn với Lưu Tử Nghiệp: “Ta và hoàng thượng, dù nam nữ phân biệt, nhưng đều là cốt nhục của Tiên hoàng, nên đều như nhau. Nhưng ngài thì tam cung lục viện, giai lệ cả chục ngàn người, còn ta chẳng qua chỉ là sống kiếp phục tùng một vị phò mã. Sao sự đời lại bất công tới vậy!” Lưu Tử Nghiệp dù không màng chính sự, nhưng lại đặc biệt có đầu óc tinh nhanh trong chuyện này, bèn truyền lệnh tuyển chọn 30 mỹ nam mặt mày anh tú. Tất thảy bọn họ đều được tiến vào phủ công chúa, trở thành vật sở hữu riêng của người đàn bà háo sắc vô độ - Lưu Sở Ngọc.
Tân Thái công chúa là cô ruột của Lưu Tử Nghiệp, đã kết hôn cùng tướng quân Hà Mại. Để chiếm đoạt cô mình, Lưu Tử Nghiệp mời công chúa vào cung dưới danh nghĩa Lộ Thị, khi Tân Thái công chúa đến liền ôm lấy cô mình vào giường. Tân Thái công chúa vô cùng kinh ngạc, ra sức chống trả, rồi nói mình là cô của Lưu Tử Nghiệp, như vậy là loạn luân. Lưu Tử Nghiệp trả lời rằng, chị họ được, tại sao cô lại không được, sau đó rút kiếm ra đe dọa, Tân Thái công chúa chỉ có thể phục tùng. Tới khi đức phu quân của Tân Thái công chúa là tướng Hà Mại vào cung tính chuyện phải trái để đòi vợ, vị vua bạo tàn đã vội bức tử một cung nữ, cho vào quan tài mang trả cho dượng, rồi loan tin Tân Thái công chúa đã yên giấc ngàn thu vì cảm mạo. Nổi giận đùng đùng, Hà Mại bèn lập mưu tạo phản, nhưng bất thành, cả nhà bị giết dưới tay Lưu Tử Nghiệp. Từ đó, Tân Thái công chúa đổi tên thành Tạ thị, lưu lại chốn thâm cung. Thậm chí, tên vua loạn luân còn ngang ngược phong nàng làm hoàng hậu.
Tống minh đế Lưu Úc-người có sở thích kì quái: ngắm gái khỏa thân |
Ngoài ra, Lưu Tử Nghiệp còn triệu hồi các công chúa và phi tử của các vương gia đến hoan lạc, ai dám không phục tùng giết ngay lập tức. Một người dì của Lưu Tử Nghiệp kiên quyết bất tuân, ông ta liền uy hiếp sẽ giết ba đứa con trai của bà nhưng bà vẫn kiên quyết từ chối. Lưu Tử Nghiệp liền sai người đến giết hết mấy anh em họ của mình. Lưu Tử Nghiệp còn thường xuyên ép các cung nữ và các quan đại thần “ân ái” với nhau, hoặc vài người đàn ông cường hãn một người phụ nữ hoặc ngược lại. Khủng khiếp hơn, để thỏa mãn tính cách biến thái của mình, Lưu Tử Nghiệp còn ép các cung nữ giao phối với các loại động vật như chó, dê…Nếu các vị cung tần mỹ nữ này sợ hãi mà không tuân theo, lập tức giết không tha.
Ngoài tính cách biến thái, Lưu Tử Nghiệp còn vô cùng tàn ác. Lưu Tử Nghiệp không chỉ cuồng sát những người có máu mủ ruột thịt của mình, ông ta còn giết vô số các đại thần, các vị tướng quân. Lưu Tử Nghiệp còn đặc biệt căm thù sáu người chú của mình, vì thế sau khi lên ngôi, ông ta cho bắt sáu người họ vào kinh thành. Sau đó, Lưu Tử Nghiệp ra lệnh đào một cái hố, cho chôn các chú xuống chừa đầu. Phía trước mặt để một cái máng đổ đầy lá cây cùng thức ăn cho lợn, ông ta đứng bên cạnh vỗ tay cười sung sướng.
Theo những ghi chép của lịch sử, những tội ác của Lưu Tử Nghiệp có thể nói nhiều không kể xiết. Những ghi chép trên đây chỉ là một phần nhỏ trong đó, thế nhưng nó cũng đã cho ra thấy tâm lý biến thái khác người của vị “hoàng đế này”
Tục ngữ có câu “trời tạo nghiệp còn tránh được chứ tự mình tạo nghiệp thì không tránh được”. “Trái đắng” do chính Lưu Tử nghiệp trồng ra tự mình hái, đại nghịch bất đạo do chính Lưu Tử Nghiệp gây ra đã khiến nhiều người phẫn nộ. Tháng 11 năm 465, tướng quân Liễu Quang Thế, Thọ Tịch Chi cùng một số người khác đã tham gia ám sát Lưu Tử Nghiệp. Sau khi Lưu Tử Nghiệp bị sát hại, họ phong Lưu Úc (một trong số sáu người chú bị Lưu Tử Nghiệp bắt như trên) lên làm vua, tức vua Tống Minh Đế.
Nghiêm Thu (Duowei)