Một nghiên cứu chỉ ra, nếu lịch sử lặp lại thì những hành động khiêu khích của Triều Tiên có thể diễn ra vào thời gian bầu cử Mỹ.
Hơn 60 năm qua, các nhà lãnh đạo Triều tiên thường nỗ lực kích động căng thẳng vào thời điểm diễn ra bầu cử Mỹ, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đó là nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), theo CNN.
Ví dụ như Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa, sau đó là thử hạt nhân ngay sau khi Tổng thống Obama được bầu.
"Tiến hành một vụ thử lớn có thể là cách để hăm dọa tổng thống mới", Victor Cha, một trong những tác giả của nghiên cứu nói.
"Triều Tiên chọn những cửa sổ đặc biệt mà họ biết sẽ thu hút sự chú ý tối đa từ thế giới, đặc biệt là từ Mỹ".
"Có thể sẽ là vụ thử hạt nhân lần thứ 6, cũng có thể là phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo", ông Cha nói thêm.
Nghiên cứu này sẽ được công bố trên website Beyond Parallel của CSIS trong tuần này.
Nhưng một số nhà phân tích lại thấy có sự thay đổi trong cách khiêu khích của Triều Tiên, từ những hành động tượng trưng cho tới những lần thử nghiệm quân sự cụ thể sau khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền sau khi cha qua đời năm 2011. Các nhà phân tích này đã thấy sự giảm bớt các khiêu khích gây thương vong, chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng. Chẳng hạn như vụ nã pháo vào đảo trang chấp với Hàn Quốc, Yeonpyeong năm 2010, hay vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bằng ngư lôi năm 2010.
Chỉ có vụ cài mìn tại khu phi quân sự hồi năm ngoái là gây thương tích cho 2 binh sĩ Hàn Quốc.
"Chúng ta không thấy những gì hung hăng như vậy dưới thời cha ông ấy. Ngoại trừ cuộc khủng hoảng hồi tháng 8 năm ngoái, Kim Jong-un đã khoanh vùng những hành động khiêu khích của mình chỉ là thử tên lửa, hạt nhân và tấn công mạng".
Chỉ vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến bước nhảy vọt trong số lượng các vụ thử vũ khí của Triều Tiên. Theo thống kê từ trang 38North, chỉ riêng trong năm 2016 đã có 15 vụ thử tên lửa.
Các nhà phân tích cho rằng bất cứ hành động khiêu khích nào cũng làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng trên bán đảo trong những ngày này, bởi 2 lý do.
Thứ nhất, sau năm 2010, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các chỉ huy quân đội đáp trả lại hành động khiêu khích mà không cần chờ sự xem xét của các chính trị gia, cựu chuyên gia của CIA, Bruce Klingner cho biết.
Thứ hai, ông Klingner nói rằng khả năng hạt nhân đang lên của Triều Tiên có thể khiến các lãnh đạo Hàn Quốc cảm thấy không bị trừng phạt. "Họ có thể cảm thấy bạo gan hơn, không chỉ tiến hành khiêu khích mà còn tấn công thực sự", ông nói.
Vì thế, giám đốc CIA John Brennan nhận định Triều Tiên là một trong những thách thức an ninh khó khăn nhất mà tổng thống tiếp theo của Mỹ phải đối mặt.
Xem thêm:
[mecloud]dCQlD5wJ1t[/mecloud]
Bảo Linh (CNN)