Kênh truyền hình nhà nước KCNA Triều Tiên vừa xác nhận nước này đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 trong ngày hôm nay 9/9.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), Triều Tiên đã đưa ra lời xác nhận cho thông tin trên. Cũng trong bản tin đó, Triều Tiên đã tuyên bố họ đủ khả năng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Bình Nhưỡng cũng khẳng định, vụ thử nghiệm không có vật liệu hạt nhân nào bị rò rỉ cũng như không ảnh hưởng đến môi trường.
Truyền hình Triều Tiên đưa tin, "các nhà khoa học hạt nhân đã tiến hành vụ thử nghiệm trên một đầu đạn hạt nhân mới được phát triển tại bãi thử hạt nhân phía Bắc đất nước. Xin gửi lời chúc mừng các nhà khoa học vì đã tiến hành vụ thử nghiệm thành công".
Trước bản tin này, quân đội Hàn Quốc cho biết có thể nước này tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5. Đây được đánh giá là vụ thử nghiệm lớn chưa từng có, được thực hiện nhằm "chúc mừng kỷ niệm 68 năm thành lập nước CHDCND Triều Tiên".
Vụ thử nghiệm được thực hiện gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri với hiệu suất vụ thử khoảng 10 kiloton (Đơn vị trọng tượng 1.000 tấn). Con số hiệu suất này lớn gần gấp đôi so với vụ thử trước đó vào tháng 1. Trước đó, vụ thử hạt nhân hồi tháng 1 đã được Bình Nhưỡng khẳng định là thử thành công bom nhiệt hạch.
Hàn Quốc đưa tin vụ thử hạt nhân Triều Tiên sáng 9-9. Ảnh: SPUTNIK |
Theo đánh giá của ông Jeffrey Lewiss, chuyên gia phân tích thuộc Viện nghiên cứu Quốc tees Middlebury, cơn địa chấn mạnh 5,3 độ richter ở Triều Tiên sáng nay đã giải phóng khoảng 20-30 kiloton, mức lớn nhất chưa từng có của một thiết bị hạt nhân của Triều Tiên. Tờ The Guardian cho rằng, vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng có thể buộc Washington phải quay trở lại bàn đàm phán.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đều nhanh chóng phản ứng ngay khi xuất hiện thông tin động đất "nhân tạo" nghi thử nhiệm hạt nhân gần cơ sở Punggye-ri của Triều Tiên.
Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản tuyên bố nước này sẽ cùng đồng minh giám sát chặt chẽ và tuyên bố sẽ không tha thứ nếu thông tin được xác nhận.
Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn nhanh chóng triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
Còn về phía Trung Quốc, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (MEP) ngày 9/9 đã khởi động một kế hoạch khẩn cấp sau vụ việc được cho là vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Nghiêm Thu (Tổng hợp)