Theo tin tức từ SCMP, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu phát triển chiến đấu cơ theo mô hình của Liên Xô từ 25 năm trước nhưng nó có thể được nâng cấp thêm nếu được triển khai trong tranh chấp tại Biển Đông.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc có thể bay 1.500 km trước khi cần tiếp thêm nhiên liệu. Ảnh: SCMP |
Tờ SCMP của Hong Kong dẫn lời một số nhà phân tích cho biết Trung Quốc có thể triển khai chiến đấu cơ J-11 tới một số đường băng đã hoàn thành tại những đảo nhân tạo trái phép để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Việc triển khai máy bay tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ mở rộng đáng kể phạm vi của quân đội Trung Quốc vượt ra khỏi căn cứ ở cực nam tại Tam Á, đảo Hải Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng những máy bay này sẽ bị giới hạn trong vai trò phòng thủ bởi nó là một mô hình cũ đã các máy bay của Không lực Mỹ khai trừ.
J-11 đã bị mất đi nhiều lợi thế cạnh tranh sau 1/4 thế kỷ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng dựa trên chiếc Su-27 do Liên Xô thiết kế. Nhưng nó là một tài sản quan trọng của không quân Trung Quốc với ước tính khoảng vài trăm cuộc hành quân.
Video:
[mecloud]zOQyI4HX02[/mecloud]
"Là một chiếc máy bay tầm xa, J-11 sẽ được gửi tới Biển Đông", Huang Zhao, một cựu phi công của không quân Trung Quốc, 80 tuổi cho biết. "Mỗi lần khi J-11 bay trên bầu trời, nó cũng nhắc nhở tôi về quyết định lịch sử cách đây 25 năm để thúc đẩy phiên bản sáng tạo của nó và nhanh chóng phát triển Lực lượng không quân PLA".
Ủy ban Quân sự Trung ương đã thông qua đề xuất mua 24 máy bay Su-27 vào ngày 30/6/1990. Đây là những máy bay tiên tiến nhất do Liên Xô sản xuất thời bấy giờ. Hợp đồng này được đưa ra sau 3 sự kiện dẫn tới việc Bắc Kinh suy nghĩ lại về sức mạnh không quân của mình, chuyên gia quân sự Antony Wong Dong đến từ Macau nói.
Đầu tiên là lệnh cấm vận chống bán vũ khí cho Trung Quốc của Mỹ, áp đặt do hậu quả của việc đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. Tại Trung Đông, Bắc Kinh đã chứng kiến Mỹ giành chiến thắng nhanh như thế nào tại cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên, phần lớn dựa vào ưu thế không quân của họ. Washington cũng đã đồng ý bán cho Đài Loan 150 máy bay thế hệ mới nhất F-15, vượt mặt chiến đấu cơ J-8II của PLA khi đó.
Việc mua Su-27 của Trung Quốc là không bình thường. Liên Xô đã chịu khổ suốt một thời kỳ thiêu tốn và Moscow đã mất 70% chi cho các sản phẩm công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Thỏa thuận này cũng bao gồm giấy phép trị giá 2,5 triệu USD cho dây chuyền sản xuất để Trung Quốc có thể tạo ra các biến thể khác của máy bay này.
Hợp đồng này xuất hiện đe dọa khi Liên Xô sụp đổ 18 tháng sau đó nhưng Tổng thống Liên bang Nga khi ấy, Boris Yeltsin hứa sẽ tôn trọng các điều khoản. Việc cung cấp dây chuyền sản xuất và máy bay bắt đầu vào tháng 2/1991 và kết thúc vào tháng 9/2009.
Việc mua Su-27 đã giúp không quân PLA thu hẹp khoảng cách với lực lượng không quân của Đài Loan và cũng làm hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng gần như phá ản của Moscow, ông Wong nói.
Với Su-27 và "người anh em" của nó, J-11, phiên bản sửa đổi J-11B - do Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương sản xuất - Không quân PLA đã bành trướng cơ bắp quyết đoán hơn. Vụ việc gần đây nhất được thừa nhận công khai đó là vào tháng 8. Một chiến đấu cơ J-11 đã áp sát một máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ ở khoảng cách 10m ở vị trí cách phía đông đảo Hải Nam 220km. J-11 bay qua mũi của P-8 vào nhào lộn ở cự ly rất gần.
Tuần trước, Bắc Kinh cho biết việc cải tạo tại 7 hòn đảo ở Biển Đông sẽ sớm kết thúc. Các kiến trúc mới gồm 2 đường băng, ít nhất một trong số đó sẽ phù hợp cho quân đội. Nằm trên Đá Chữ Thập, đường băng dài 3 km này đủ để J-11 hạ cánh.
Trung Quốc khẳng định hầu hết các cơ sở mới được dành cho mục đích dân sự và họ sẽ cho phép những nước khác trong khu vực sử dụng, bao gồm cả các bên tranh chấp đối thủ. Nhưng lời đề nghị này không dập tắt được nghi ngờ mục đích cuối cùng của Trung Quốc là một căn cứ quân sự mới tại một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
J-11 có tầm hoạt động 1.500 km và có thể xa hơn với những thùng tiếp nhiên liệu bổ sung. Đưa J-11 tới hoạt động tại những hòn đảo này, lực lượng không quân vươn xa khoảng 1.000 km về phía nam, kết hợp với tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc hướng mục tiêu đã định của mình từ phòng ngự ngoài khơi đến bảo vệ vùng nước mở.
Ông David Tsui, một chuyên gia quân sự tại ĐH Sun Yat-sen cho biết J-11 chỉ đủ hiệu quả để bảo vệ 7 hòn đảo của Trung Quốc nhưng không đủ tinh vi để dùng trong một cuộc tấn công.
"Trung Quốc nhận ra đối thủ quan trọng nhất là Mỹ và họ chắc chắn sẽ tham gia vào tranh chấp lãnh tổ ngay lập tức nếu PLA bắt đầu sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực để giải quyết vấn đề", ông Tsui nói.
"Máy bay trên tàu đầu tiên của Trung Quốc, J-15, có thể được nâng cấp đủ để thách thức F-18 của Mỹ nhưng các chiến đấu cơ chính của Không quân PLA, J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ".
Bảo Linh (Theo SCMP)