(Tinmoi.vn) Hình ảnh từ một vệ tinh của Trung Quốc cho thấy hàng loạt đường hầm xuyên biên giới nằm tại các khu vực nhạy cảm.
Vào tháng 4/2013, vệ tinh Gaofen-1, vệ tinh quan sát trái đất độ nét cao của Trung Quốc được phóng đi (Gaofen-2 được phóng đi vào cuối tuần qua, 19/8). Trong tuần này, Cục quản lý không gian Quốc gia Trung Quốc báo cáo Gaofen-1 đã chụp được những hình ảnh cho thấy “hàng chục đường hầm xuyên quốc gia” ở phía tây bắc Tân Cương và dọc theo biên giới Trung Quốc-Triều Tiên.
Hiện vẫn chưa rõ những đường hầm này được sử dụng cho mục đích gì nhưng phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết những đường hầm xuyên biên giới Trung –Triều bất hợp pháp trước đó được các chiến binh Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khủng bố thường xuyên sử dụng để đi ra nước ngoài huấn luyện.
Đối với Trung Quốc, những đường hầm xuyên biên giới tại Tân Cương ngày càng đáng lo ngại. Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) và nhánh nhỏ của nó, Phái hồi giáo Turkestan (TIP) đều có cơ sở tại khu vực, bao gồm cả al-Qaeda và phong trào Hồi giáo tại Uzbekistan (nhóm đã nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công hồi tháng 6 tại sân bay quốc tế Karachi). Trung Quốc đang rất quan ngại về việc đào tạo quốc tế này bởi nó sẽ nâng cao trình độ của ETIM và TIP cũng như khả năng khả năng biến đổi của các chiến binh Hồi giáo khác theo mục tiêu của người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc là việc các chiến binh được đào tạo ở nước ngoài sau đó sẽ lén trở lại Trung Quốc để thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Điều này khiến các đường hầm này trở thành mối họa tiềm tàng.
Biên giới tại Tân Cương
Báo cáo ngắn gọn của truyền thông Trung Quốc không nói rõ những đường hầm này dẫn tới đâu. Biên giới Tân Cương giáp với nhiều nước khác như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan. Theo các mô tả, những đường hầm này nằm ở tây bắc Tân Cương, mặc dù vậy, các gợi ý cho thấy chúng kết nối miền tây Trung Quốc với Kazakhstan và Kyrgyzstan. Điều này đưa ra những lời giải thích tốt lành hơn cho những đường hầm xuyên biên giới này: chúng có thể được các nạn dân Duy Ngô Nhĩ sử dụng chứ không phải các chiến binh.
Chính phủ Trung Quốc hạn chế khả năng đi ra nước ngoài của người Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương có nghĩa là những người muốn di cư thường phải rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp. Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã cố trấn áp những người di dân Duy Ngô Nhĩ trong đó yêu cầu những người tị nạn khi đến các quốc gia khác bắt buộc phải quay lại Trung Quốc. Các nước Trung Á như Kazakhstan là vị trí đắc địa cho người tị nạn Duy Ngô Nhĩ bởi vị trí địa lý và đây là trung tâm của cộng đồng người này.
Những đường hầm xuyên biên giới Triều Tiên có thể tương tự như những đường hầm ở Tân Cương nhưng cũng có thể ngược lại. Người dân Triều Tiên thường vượt biên sang Trung Quốc để tìm kiếm cuộc sống mới tại đây hoặc các quốc gia khác. Những đường hầm này có thể được người dân Triều Tiên sử dụng để vượt biên bất hợp pháp tới đông bắc Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên đưa nhóm nạn dân này về nước bất chấp sự phản đối từ các nhóm nhân quyền. Báo cáo của Liên hợp quốc gần đây về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh đã chuyển hàng chục ngàn người Triều Tiêu trở về nước bất chấp việc hầu hết những người này phải đối mặt với án tù giam hoặc tra tấn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Triều Tiên cũng là nước cung cấp số lượng lớn ma túy trái phép, đặc biệt là ma túy tổng hợp. Có thể các đường hầm này được sử dụng để buôn lậu, cho dù là buôn lậu ma túy hay các thứ khác (kể cả những mặt hàng công nghệ như Smartphone vốn bị kiểm soát rất chặt tại Bình Nhưỡng).
Các tin tức về những đường hầm xuyên biên giới ở Tân Cương và đông bắc Trung Quốc được đưa ra để các nhà lập pháp Trung Quốc tăng cường tập trung vào các hoạt động phản gián trong nước. Việc công bố vệ tinh Gaofen-1 cung cấp thông tin về những đường hầm xuyên biên giới bất hợp pháp đối với các cơ quan an ninh công cộng của Trung Quốc là sự công khai có lợi cho cả công nghệ của Trung Quốc và bộ máy an ninh quốc gia nước này.
Bảo Linh (Theo tin tức Thediplomat)