Trung Quốc đã tiến hành phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) của mình trong tháng này.
Ảnh minh họa |
Theo tin tức mà tác giả Bill Gertz đăng trên freebeacon.com, hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử ICBM lưu động DF-41 thứ tư.
"Tên lửa DF-41, với tầm bắn từ 6.835-7.456 dặm (11.000-12.000 km), được Lầu Năm Góc xem như tên lửa hạt nhân mạnh nhất của Bắc Kinh và là một trong những tên lửa tầm xa mới đang được phát triển hoặc đã được triển khai", ông Gertz cho biết.
Gertz cũng lưu ý rằng đây là lần thứ tư trong vòng 3 năm qua Trung Quốc thử DF-41, cho thấy tên lửa này sắp được triển khai. Đáng chú ý, trong lần thử nghiệm mới nhất này, Trung Quốc đã bắn 2 đầu đạn có khả năng nhắm mục tiêu độc lập từ DF-41, hơn nữa còn xác nhận rằng DF-41 sẽ được đặt trong phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (Multiple Independently Targetable Reentry Vehicle - MIRV).
Khả năng tên lửa được đặt trên MIRV của Trung Quốc là một trong những sự triển khai vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất mà chưa ai đề cập tới.
Như lưu ý của Gertz, cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng DF-41 cuối cùng có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân. Điều này có thể buộc Trung Quốc phải tăng kích thước kho vũ khí hạt nhân của mình. Cho đến nay, Trung Quốc và Ấn Độ (cũng như các cường quốc hạt nhân khác trên thế giới) đều duy trì kho vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ hơn so với Nga và Mỹ.
Sự ra đời của công nghệ MIRV trong sự cân bằng hạt nhân châu Á có thể khiến điều này không còn nữa. Với lý do này, cùng với tầm bắn xa và nhiên liệu lỏng, DF-41 là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc.
[mecloud]OEFdl1w1Vc[/mecloud]
Bảo Linh (theo National Interest)