Đáng chú ý là việc vị trí đứng đầu các nền kinh tế trên thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi quốc gia mới nổi Trung Quốc trong vòng 2 thập kỷ tới.
10. Nga (-2): 4,6 nghìn tỷ USD
Hiện nay Nga đang đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, song lại được dự đoán sẽ tụt 2 bậc trong khoảng 2 thập kỷ nữa. Vào cuối những năm 80 và những năm 90 sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, hầu hết các ngành công nghiệp của Nga đã mở của cho khối tư nhân, chi trừ một vài lĩnh vực như năng lượng và quốc phòng. Nhờ vào việc phát triển công nghiệp và xuất khẩu sang châu Âu, Nga đã phục hồi trở lại sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù là một đất nước sản xuất năng lượng và dầu mỏ lớn, nhưng Nga lại chưa có một yếu tố nào giúp cho nền kinh tế có thể nổi bật lên. Do đó, dường như kinh tế Nga sẽ không có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
9. Indonesia (Mới): 4,7 nghìn tỷ USD
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và hoạt động chủ yếu bởi các cơ quan nhà nước. Việc quốc doanh hóa ngành công nghiệp là kết quả của cuộc cải cách công sau ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Gần đây, đất nước này đã vượt qua Ấn Độ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới.
Tăng trưởng của Indonesia phần lớn nhờ vào sự gia tăng mạnh của đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, quôc gia này cũng luôn nỗ lực trong việc hiện đại hóa các ngành công nghiệp dầu mỏ, khai khoáng và khí đốt. Với những thế mạnh như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Indonesia sẽ lọt vào dánh sách top 10 những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
8. Pháp (-3): 5,7 nghìn tỷ USD
Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Pháp đang chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế tuy nhiên không mấy nặng nề. Pháp có mối quan hệ thương mại chặt chẽ trên toàn thế giới, xuất khẩu nhiều loại hàng hóa cao cấp như hóa chất và máy móc. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và du lịch mới là lĩnh vực đóng vai trò quang trọng hơn cả trong nền kinh tế và đây cũng là điểm đặc biệt so với các quốc gia phát triển khác.
7. Anh (-1): 5.8 nghìn tỷ USD
Kinh tế Anh chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp dịch vụ đặc biệt là ngành tài chính. Do đó, sự phục hồi của Anh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tương đối chậm. Với mối liên hệ trực tiếp với Châu Âu và quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Anh sẽ vẫn là trung tâm tài chính của thế giới.
6. Brazil (+1): 6,3 nghìn tỷ USD
Brazil có được lợi ích từ dân số lớn với những ngành công nghiệp cơ bản phát triển mạnh mẽ. Do đó quốc gia này liên tục tăng trưởng trong thời gian vừa qua.
Sau những cải cách sâu rộng năm 1994, Brazil ngày nay đã trở thành một thị trường tự do ở mức độ vừa phải, có mỗi quan hệ thương mại chặt chẽ và đầu tư nước ngoài gia tăng. Điều đó đã giúp cho quốc gia này vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đầu tư nước ngoài vào Brazil cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế này phát triển.
5. Đức (-1): 7,4 nghìn tỷ USD
Với chất lượng lao động cao nhờ nền giáo dục tố cùng với phát triển ngành dịch vụ, Đức sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu.
Giống như Pháp và Anh, Đức được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên quốc gia này cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế mới nổi.
4. Nhật Bản (-1): 9,3 nghìn tỷ USD
Cũng giống như Đức, Nhật bản là một trong những nền kinh tế phát triển và tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu nhờ vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ. Nhật Bản cũng có mối quan hệ thương mại lâu dài với cả khu vực Thái Bình Dương và các quốc gia phương Tây.
Với vị thế hiện tại, trong khi Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với trình trạng đình trệ kinh tế thì những hoạt động kinh tế ngày càng sôi động của các đối tác thương mại của Nhật Bản sẽ giúp quốc gia này an toàn ở vị trí top 10 trong những năm tới.
3. Ấn Độ (+7): 15 nghìn tỷ USD
Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á. Với dân số đông và quan hệ hợp tác với các quốc gia phương Tây cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, Ấn Độ đang phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thế giới.
Kinh tế Ấn Độ cũng được dự đoán sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong những năm tới nhờ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Dự đoán trong vòng 2 thập kỷ tới, vị trí của Ấn Độ trên thế giới sẽ được tăng tới 7 bậc.
2. Mỹ (-1): 38,5 nghìn tỷ USD
Hoa Kỳ đã giữ vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới trong rất nhiều năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vị trí đứng đầu của quốc gia này đã đối mặt với nhiều thách thức đến từ sự tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và rất nhiều tổ chức kinh tế ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi.
Không có gì nghi ngờ rằng Hoa Kỳ đã được lợi từ sự tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công tăng và tốc độ tăng trưởng mạnh của các quốc gia khác có thể giành mất ngôi vương này của Mỹ.
1. Trung Quốc (+1): 53,8 nghìn tỷ USD
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới đây dành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Trung quốc chỉ thực sự bắt đầu tăng trưởng vượt bậc kể từ những năm 90s sau khi đất nước này tiến hành cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế.
Quốc gia này tiếp tục có mối quan hệ thương mại ngày càng chặt chẽ với cả khối các quốc gia phát triền và đang phát triển, gần đây nhất là Canada. Trung Quốc cũng đang tăng cường thắt chặt mối quan hệ với các nền kinh tế khác tại châu Phi và châu Á. Quốc gia này được dự báo sẽ giành vị trí quán quân trong năm 2030.
Theo VOV Online