Đã có rất nhiều tai nạn máy bay gần đây chẳng hạn như vụ của máy bay Malaysia Airlines Flight 370, Malaysia Airlines Flight 17 và TransAsia Airways Flight 235. Điều này đã khiến cho một ứng dụng kỳ lạ dành cho những người lo sợ nguy cơ ‘ra đi mãi mãi’ trong một chuyến bay xuất hiện.
Đối với nhiều người, bước chân lên máy bay bây giờ đồng nghĩa với việc đem tính mạng ra đánh cược. Họ đọc thông tin về các vụ tai nạn máy bay, xem những con số thống kê và nghĩ đến chuyện mình sẽ là 1 phần trong những con số nhỏ đen đủi thay vì thuộc về tỷ lệ áp đảo của các chuyến bay an toàn. Chính vì vậy, ứng dụng có tên "Am I Going Down?" đã ra đời.
Ứng dụng này được gọi là "Am I Going Down?" và nó là một ứng dụng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhập vào điểm bạn khởi hành, điểm đến, hãng hàng không, máy bay và sau đó nó sẽ cho bạn biết cơ hội sống sót trên chuyến bay của bạn là bao nhiêu.
Ứng dụng "Am I Going Down?".
"Am I Going Down?" là một ứng dụng trên nền tảng iOS (dùng cho các thiết bị của Apple như iPad, iPhone...). Tác dụng của nó là trả lời về cơ hội sống sót trên chuyến bay sắp tới của bạn. Chỉ cần chọn hãng hàng không, nhập vào điểm khởi hành, điểm đến và cuối cùng là tên chuyến bay của mình, ứng dụng này sẽ lập tức đưa ra câu trả lời dưới dạng tỷ lệ sống sót, qua đó giúp bạn cân nhắc "đi hay ở" trước mỗi chuyến bay.
Nguy cơ để một chuyến bay hặp tai nạn là rất nhỏ
Ứng dụng "lạc quan" này cho thấy, nguy cơ để một chuyến bay gặp tai nạn là rất nhỏ. Chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây, chuyến bay của hãng hàng không American Airlines từ San Francisco đến London có tỷ lệ gặp rủi ro là 1/2.783.874. Ngoài ra, ứng dụng này còn cho biết, nếu bạn phải ngồi chuyến bay đó hàng ngày trong suốt 7.627 năm thì mới có nguy cơ gặp tai nạn 1 lần. Tuy nhiên, ai có thể đi mãi trên 1 chuyến bay và sống đến 7.627 năm để kiểm chứng tai nạn có thực sự xảy ra hay không được cơ chứ? Vả lại, một hành khách đen đủi thì vẫn có thể "gặp vận xui" ngay từ chuyến bay đầu tiên..
Am I Going Down? được thiết kế bởi Vanilla Pixel, một nhà phát triển có trụ sở tại London, các tính toán của nó chủ yếu dựa trên dữ liệu lịch sử từ NTSA và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Vì vậy, khi nó cho bạn biết bạn khá an toàn khi cất cánh thì bạn nên an tâm mà bay.
Trang Vũ (Theo Culfofmac)