Học viện Phật giáo Larung Gar hiện đang là nơi theo học của hàng nghìn nhà sư Tây Tạng và từng là điểm đến thu hút khách du lịch.
Những căn nhà gỗ thô sơ, sơn màu đỏ truyền thống của Tây Tạng, mọc lên dọc các sườn đồi và thung lũng ở khu vực miền núi huyện Sắc Đạt, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là học viện phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng nghìn người mộ đạo tới tìm hiểu về đạo Phật.
Dưới đây là chùm ảnh cho nhiếp ảnh gia Jesse Earl Rockwell, 32 tuổi, đến từ Santa Barbara, California, Mỹ ghi lại trong chuyến đi 6 ngày tại học viện Phật giáo lớn và đẹp nhất thế giới này. Các bức ảnh được đăng tải trên tờ Dailymail của Anh:
Vừa chập tối, ngôi làng sinh viên tại Học viện Phật giáo Larung Gar bừng sáng hoàn toàn. |
Học viện Phật giáo khổng lồ này nằm ở độ cao gần 4.000 m so với mực nước biển tại huyện miền núi Sắc Đạt, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. |
Mỗi năm, có hàng nghìn tăng ni tới học viện để nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Họ ở trong những ngôi nhà gỗ này. |
Học viện nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh. Mặc dù có xe lửa nhưng hầu hết các nhà sư đều đi bộ trong khu vực này. |
Không chỉ có các nhà sư và ni cô đến học viện. Những người mộ đạo cũng theo các cuộc hành hương tới đây. |
Tiến lại gần các ngôi nhà gỗ mới thấy chúng rất thô sơ. Tuy nhiên, tất cả chúng đều được sơn màu đỏ truyền thống của Tây Tạng. |
Bên cạnh màu đỏ truyền thống, đa số các ngôi nhà còn được sơn với nhiều màu sắc và hoa văn khác nữa. |
Jesse Earl Rockwell đã dành ra 6 ngày khám phá Học viện Phật giáo Larung Gar để chụp lại những bức ảnh giống như hình ảnh các nhà sư mỉm cười này. |
Học viện có mái sơn màu vàng. Tất cả các nhà gỗ nằm quanh khu tòa nhà học chính. |
Đây là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, nơi có nhiều người mộ đạo kéo đến tìm hiểu về tôn giáo. |
Tất cả các tòa nhà đều được sơn màu đỏ đặc trưng của Tây Tạng nhưng các khu kiến trúc tôn giáo chính có mái sơn màu vàng. |
Học viện được thành lập năm 1980 bởi Khenpo Jigme Phuntsok và các khu nhà gỗ trải dài ra từ đó. |
Khenpo là danh hiệu dành cho những học giả đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu tôn giáo và được nhiều người tôn kính. |
Mặc dù trường được thành lập ở khu vực vùng núi xa xôi nhưng trong những năm gần đây, nơi này đã trở thành một khu du lịch ngày càng phổ biến. |
Học viện Phật giáo Larung Gar là một trong số ít những nơi trên thế giới mà cả nam và nữ giới có thể cùng học Phật giáo. |
Mặc dù sư và ni học gần nhau nhưng họ sống tách biệt ở các khu vực được chỉ định. |
Do nằm ở độ cao gần 4.000 m nên các ngọn núi gần đó bị phủ sương tuyết trong khoảng thời gian dài hàng năm. |
Các nhà sư chụp ảnh quanh những lá cờ cầu nguyện. |
Hãng Reuters của Anh đưa tin 8h sáng ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc dã tiến hành dỡ bỏ các khu vực lớn tại học viện Phật giáo Larung Gar. Theo tổ chức Tự do Tây Tạng (trụ sở tại London), trong kế hoạch "quy hoạch lại" khu vực, chính phủ Tập Cận Bình đã yêu cầu Học viện Larung Gar phải “chỉnh lý giảm bớt học viên”, sao cho tới tháng 10.2017 số tăng lữ còn lại ở đây chỉ được phép dưới 5.000 người, tức là phải giảm tới 63% học viên.
Báo Thanh niên dẫn lời giải thích được đăng tải trên mạng xã hội của Học viện Phật giáo Larung Gar hôm 23/7 như sau: “Việc phá bỏ bớt khu nhà ở tăng lữ là nhằm mục đích đảm bảo an toàn cháy nổ. Nếu tất cả đều là nhà gỗ xây chi chít bên cạnh nhau thế này, lại nằm trên độ cao hơn 4.000 m so với mặt nước biển, thì khi xảy ra hỏa hoạn, làm sao xử lý kịp. Làm thế nào để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy là rất quan trọng. Đừng có nghe báo chí và những người bị tẩy não nói. Làm gì có chuyện chấn chỉnh Học viện. Có giảm bớt nhà ở tăng lữ cũng chỉ vì vấn đề an toàn, phòng cháy chữa cháy mà thôi”.
Hiện sự việc đang nhận được sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử trên toàn thế giới và gây ra những phản ứng phẫn nộ từ cộng đồng.
Bảo Linh (tổng hợp)