Theo đó, những 'cổng địa ngục' khổng lồ thực chất là những bể chứa khí tự nhiên được mở ra do sai lầm trong tính toán khai thác dầu mỏ từ những năm 1970.
Cụ thể, khi đặt lên đây một giàn khoan, những kỹ sư đã vô tình tạo ra một miệng hố khổng lồ với lượng khí lớn tự nhiên bị tràn ra.
Đây được xem là một trong những sai lầm đầu tiên của con người nhưng chưa dừng lại ở đó. Vì lo sợ lượng khí này sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như cộng đồng dân cư sinh sống mà họ quyết định châm lửa với mong muốn lượng khí này sẽ cháy hết chỉ chỉ trong vòng vài tuần.
>>Xem thêm: Lời tiên tri của 'truyền nhân' bà Vanga về năm 2021 khiến nhiều người rùng mình
Không một ai ngờ rằng cho đến 50 năm sau, ngọn lửa này vẫn cháy âm ỉ cho đến thời điểm hiện tại.
Đây là câu chuyện có thật xảy ra từ năm 1971 tại sa mạc Karakum (thuộc Turkmenistan) ngày nay.
Từ trước đến nay, giàu mỏ luôn được xem là một trong những tài nguyên quan tọng của con người và điều hiển nhiên giới kỹ sư khi đó cũng nhận ra điều ấy.
Những kỹ sư sau đó đã nhanh chóng kéo những thiết bị cỡ lớn đến trong đó bao gồm giàn khoan khổng lồ.
Dù vậy, chỉ ít lâu sau đó khi tiến hành khoan họ đã nhận ra đây là sai lầm không thể sửa chữa khi vô tình chọc thủng một mỏ khí tự nhiên.
Toàn bộ khu vực này sau đó đã nhanh chóng sụt xuống và tạo nên một hố to khổng lồ được mệnh danh là 'cổng địa ngục' hay còn có tên gọi khác là 'miệng núi lửa Darvaza'.
Sở hữu 70,1m bề ngang và sâu đến 20,1, đây thực sự là một hố sâu khổng lồ chứa một lượng khí lớn tự nhiên chủ yếu là methane.
Đây được xem là một hiệu ứng hết sức nguy hiểm do khí này có đặc tính hấp thu toàn bộ oxy xung quanh. Lo sợ lượng khí này sẽ tạo nên thảm họa, giới chuyên gia đã quyết định sẽ sửa chữa sai lầm và tiếp tục châm lửa.
Và họ đã sai hoàn toàn khi ngọn lửa này vẫn âm ỉ trong suốt hơn nửa thập kỷ và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
Ở thời điểm hiện tại, đây được xem là địa điểm vô cùng thu hút khách du lịch tại đây.