Mới đây hai video về loài cá rô đã khiến dư luận xôn xao là cá rô đồng "biết đi" ở Úc và cá rô phi bị đóng băng 2 năm vẫn hồi sinh ở Trung Quốc. Vì sao loài cá này lại có sức sống thần kì như vậy?
Đoạn video Cá Rô Đồng 'biết đi' khiến Australia lo sợ:
[mecloud] vpS7sEZTW7[/mecloud]
Các chuyên gia của Đại học James Cook University đã phát hiện ra rằng loài cá “biết đi” (tên khoa học là Anabas testudineus) mà họ đang nghiên cứu có thể bò qua được các hòn đảo ở Eo Torres, nơi chỉ nằm cách lục địa Papua New Guinea chỉ từ 4 đến 6 km. Đây là loại Cá Rô Đồng quen thuộc ở Việt Nam có thể sống trên cạn, không cần nước đến 6 ngày.
Cá rô đồng có thể sống trên cạn, không cần nước đến 6 ngày. Ảnh: Guardian |
Tiến sỹ Nathan Waltham nói đã có bằng chứng cho thấy loài cá nước ngọt này có thể chuyển địa bàn sinh sống từ nơi có nước ngọt sang môi trường nước mặn.
Loài cá rô này đang là mối đe dọa đối với những loài cá ăn thịt ở Úc. Các nhà khoa học đã phát hiện những xác cá chẽm và cá trê trên đảo Boigu và Saibai chết do ăn phải những con cái ngoại lai này và bị đôi nắp mang mắc tại cổ.
Ngoài cá, những loài chim cũng có thể là nạn nhân của sinh vật này. Với khả năng chịu đựng cao, chúng có thể phát triển mạnh ở những điều kiện sống khắc nghiệt, gây ảnh hưởng tới sự sinh tồn của nhiều loài thủy sinh khác.
Trước đây, khi ở Việt Nam còn nhiều ao, hồ, sông suối, cứ đến tháng 4 tháng 5 hàng năm, vào những hôm có các cơn mưa đầu mùa Hạ cá Rô Đồng thường rạch lên bờ, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm môi trường mới để đẻ trứng, duy trì giống nòi.
Hồi tháng 8, truyền thông Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận sau khi đăng tải video con cá rô phi hồi sinh sau 2 năm bị đóng băng ở nhiệt độ -32 độ C.
[mecloud]EA5qmGpg8I[/mecloud]
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết sở dĩ cá có thể hồi sinh là nhờ một loại protein mang tên AFP - Antifreeze protein.
Khi sinh vật đóng băng, bên trong cơ thể sẽ xuất hiện các tinh thế băng giá. Các tinh thể này sẽ bám vào tế bào, khiến màng tế bào đóng băng rồi vỡ vụn. Hậu quả là tế bào sẽ chết đi. Khi có quá nhiều tế bào chết, tất nhiên sinh vật cũng không thể sống sót.
Cá rô phi bơi lội ở nhiệt độ bình thường sau khi được rã đông. Ảnh nguồn Kiến thức |
Tuy nhiên, chất AFP lại có tác dụng ngăn chặn quá trình này. Chúng sẽ bám vào các tinh thể băng trong tế bào, ngăn chặn sự phát triển, lây lan, cũng như sự kết tinh của băng nhằm bảo vệ tế bào. Đồng thời, tế bào chất cũng trở nên đặc lại, khó đóng băng hơn.
Dã Quỳ (tổng hợp)