Những Chính sách đối ngoại của Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc đua vào Nhà Trắng đang ngày một nóng lên. Các quốc gia châu Á đang quan tâm chặt chẽ tới những chính sách đối ngoại của các ứng cử viên. Một vài tuần trước, báo giới quốc tế đều hướng sự chú ý đến tầm nhìn của Donald Trump về vấn đề hạt nhân ở khu vực Đông Bắc Á, đồng thời đề xuất rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản nếu hai quốc gia không có đóng góp nhiều cho liên minh. Hầu hết các học giả và chiến lược gia đều lên án kế hoạch của Trump. Tuy nhiên, bất chấp những nhận xét tiêu cực, Donald Trump chắc chắn sẽ là thành viên đại diện cho Đảng Cộng hòa chạy đua cho chức Tổng thống. Cho dù kết quả cuối cùng phải đợi đến tháng 11, tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của Donald Trump đến châu Á là quá rõ ràng để chối bỏ.
Chính sách đối ngoại của Donald Trump có thể được chia làm 3 phần chính. Thứ nhất, ông tìm cách hạn chế phạm vi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, từ một “ người chơi” chính trên trường quốc tế trở thành người theo chủ nghĩa biệt lập. Thứ 2, Trump muốn rút những cam kết của Mỹ với các nước đồng minh ở Đông Á khi yêu cầu Hàn Quốc và Nhật Bản tự sắm vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình. Và thứ 3, Trump muốn chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là một hình thức kinh doanh. Điều đó có nghĩa Mỹ phải có lợi ích trong mối quan hệ với bất cứ quốc gia nào. Một bài kiểm tra toàn diện sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện những hậu quả có thể xảy ra khi các chính sách này được triển khai ở châu Á.
Nếu Donald Trump thắng cử Tổng thống, đó sẽ là tin xấu với châu Á. Ảnh: Getty |
Thứ nhất, nền tảng chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ sau Thế chiến II luôn luôn mong muốn xây dựng và bảo vệ một thế giới tự do mà mỗi quốc gia phải tuân thủ. Đó bao gồm việc phổ biến rộng rãi các biện pháp can thiệp của Mỹ vào các vấn đề toàn cầu đã hình thành một nền tảng dựa trên những nguyên tắc chính trị; tăng cường sự hiện diện của Mỹ nhằm mục đích hạn chế các nước không thuộc phương tây tìm cách phá vỡ các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thật không may, một nhiệm kỳ của Trump có khả năng kéo Mỹ ra khỏi vai trò của nó, cho phép các cường quốc đang lên như Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn để áp đặt tầm nhìn của mình với các nước láng giềng. Hơn nữa, sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ sẽ gửi một thông điệp nguy hiểm tới các nước đồng minh ở Đông Á rằng Mỹ không còn sẵn sàng giúp đỡ các vấn đề quốc phòng nữa, buộc họ phải sử dụng các biện pháp an ninh cần thiết để bù đắp những mất mát từ sự cam kết của Mỹ.
Như một hệ quả của chủ nghĩa biệt lập, Trump đã gợi ý đến việc giảm lực lượng đóng quân ở Hàn Quốc và Nhật Bản đồng thời cho phép 2 nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Mục đích của Trump xuất phát từ 2 giả định. Thứ nhất, duy trì và nâng cấp một lực lượng hiện đại và thường xuyên không hiệu quả bằng việc phát triển vũ khí hạt nhân. Thứ 2, cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển hạt nhân sẽ làm giảm trách nhiệm của Mỹ như là “chiếc ô hạt nhân”, ngăn chặn Hoa Kỳ tham gia một cuộc chiến tranh hạt nhân với Bắc Triều Tiên.
Tuy vậy, hai giả thuyết trên dường như không thật sự thuyết phục khi kiểm tra chặt chẽ hơn. Sự hiện diện quân sự ở Hàn Quốc đồng nghĩa với việc ngăn chặn sự leo thang xung đột giữa 2 miền Triều Tiên (ngăn chặn miền Bắc và hạn chế miền Nam) và cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ khả năng quản lý khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Việc cắt giảm lực lượng Mỹ dường như sẽ làm hỏng cấu trúc an ninh và giảm khả năng hoạt động lực lượng Hoa kỳ khi có xung đột. Hơn nữa, việc thiếu các cam kết an ninh của Mỹ sẽ đẩy Hàn Quốc gần hơn với Trung Quốc, cho phép Trung Quốc cải thiện sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Á, điều mà Mỹ buộc phải tránh.
Thứ 2, việc cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân sẽ giáng một đòn nặng nề trong nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên của Mỹ. Bình Nhưỡng sẽ không sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân bây giờ, nhất là khi xem kẻ thù của mình cũng sở hữu nó. Nguy hiểm hơn, sự leo thang của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân cùng với chủ nghĩa biệt lập của Mỹ chắc chắn sẽ làm tăng cô hội cho những tính toán sai lầm giữa Bình Nhưỡng, Seoul và Tokyo. Trong trường hợp đó, việc duy trì lực lượng an ninh của Mỹ là lối đi duy nhất để tránh một cuộc chiến tranh ở Đông Bắc Á, một biện pháp hiệu quả kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên.
Thứ 3, chính sách đối ngoại của Trump sẽ làm giảm độ tín nhiệm của Washington với chính sách “trục châu Á”, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây hấn ở Biển Đông và vùng biển Hoa Đông. “Trục” của Mỹ có nghĩa là cung cấp cho các đối tác và các đồng minh của mình một sự bảo đảm có một nền chính trị, kinh tế, mà môi trường an ninh ổn định. Cam kết này đòi hỏi nếu Mỹ muốn thực hiện một chính sách đối ngoại đôi bên cùng có lợi với các nước châu Á, Washington phải chứng minh mình là một đối tác tin cậy. Tuy vậy, với chính sách đối ngoại theo “phong cách” kinh doanh của Trump sẽ làm xoay trục sang một trò chơi “tổng bằng không” giữa Mỹ và các nước châu Á, đồng thời làm gia tăng những nghi ngờ về mục đích thực sự và tính kiên định của Washington.
Lấy một ví dụ, yêu cầu gần đây của Trump với Seoul và Tokyo là sẽ trả thêm tiền cho Washington để thay đổi cam kết hiện có sang dạng quan hệ một bên có lợi, buộc các nước này đánh giá lại những đóng góp của họ với Hoa Kỳ. Một vài quốc gia châu Á có lợi từ trục của Mỹ dường như phải xem xét lại mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật bản để xác định xem sự phụ thuộc của Washington là như thế nào. Trong trường hợp Trump thắng cử, “trục Châu Á” sẽ là một nỗ lực thất bại, buộc các nước châu Á sẽ tự tìm kiếm cho mình những biện pháp phòng thủ để chống lại Trung Quốc.
Thế kỷ XXI được ví như thế kỷ của Châu Á. Vì vậy, Hoa Kỳ cần áp dụng những chính sách cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh tế, chính trị và phát triển an ninh hòa bình cho các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Á. Chính sách đối ngoại của Donald Trump là chính sách của chủ nghĩa biệt lập, phổ biến vũ khí hạt nhân, và các mối quan hệ không đem lại kết quả là hoàn toàn mâu thuẫn với chính sách “trục Châu Á’ bấy lâu mà Mỹ thực hiện. Nếu Mỹ muốn ảnh hưởng của mình được mở rộng, chính phủ buộc phải tăng cường những cam kết với một cấu trúc tự do đã được hình thành, mở rộng hợp tác với những nước trong khu vực. Thực hiện vai trò của một cầu nối hòa bình là nhiệm vụ, không phải là lựa chọn dành cho Washington.
Như Ngọc (The Diplomat)