Một phóng viên của Thời báo tài chính phố Wall (Wall Street Jounal) đã đăng câu hỏi trên Twitter về việc tại sao người ta đổ xô vào cuộc chơi vé số với giá trị giải thưởng lên tới gần 1,5 tỷ USD dù biết rằng mình không chiến thắng. Câu trả lời thật sự bất ngờ.
Những ngày gần đây, hàng triệu người dân ở Mỹ đang đón chờ giải xổ số Powerball độc đắc trị giá được dự đoán gần 1,5 tỷ USD được quay thưởng vào tối nay (13/1). Do giá trị giải thưởng quá lớn, giải xổ số Powerball năm mới 2016 đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có tại Mỹ. Hàng triệu người dân đã xếp hàng để mua tấm vé may mắn.[mecloud]bYrgvXv1ro[/mecloud]
"Khi nói đến các quyết định tài chính, tôi tự hào rằng bản thân mình thường dựa trên những lý lẽ xác đáng: Tôi không đánh bạc, tôi không mua dịch vụ bảo hành kéo dài, tôi phân bổ cổ phiếu theo lợi nhuận đối với trái phiếu. Tôi làm chính xác những gì mà nhà kinh tế học hành vi Richard Thaler gọi là "nhà kinh tế", không phải một con người", Greg mở đầu bài viết của mình.
"Nhưng hôm 11/1, tôi đã làm điều mà một nhà kinh tế sẽ không bao giờ làm: Tôi bỏ ra 2 USD để mua xổ số Powerball, dù tôi biết rằng tỷ lệ chiến thắng hầu như không có. Tôi đã đăng câu hỏi lên Twitter rằng: "Nhà kinh tế học hành vi nào giải thích được tại sao tôi lại mua một vé số khi biết rằng mình sẽ không chiến thắng".
Những câu trả lời Greg nhận được đã tạo nên một bước đột phá trong kinh tế hành vi, mặc dù Greg cũng mất một thời gian trước khi phát hiện ra sự thật cho chính mình.
Cảnh người dân xếp hàng chờ mua xổ số Powerball ở thành phố San Bernardino, California. Ảnh: Reuters |
"Tôi bị cám dỗ rằng mình sẽ được sánh ngang với Larry Summer (cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Obama). Nhìn xem, có quá nhiều kẻ ngốc như tôi", nhà bình luận Tim Harford của tờ Financial Times viết.
"Niềm vui bạn có được khi giấc mơ hoang đường lại trở thành sự thật, đó là có được số tiền khổng lồ mà chỉ bỏ ra có 2 USD", chuyên gia về ngân sách Michael Linden cho biết.
"Thôi nào, điều tuyệt vời nhất mà bạn có được từ 2 USD là gì? Là lợi ích của chiến thắng? Hay suy nghĩ về việc chiến thắng?"
Nhà sản xuất Alex Rosenberg của đài CNBC thì cho rằng, đó là "giá trị của những khả năng tuyệt vời được tạo ra từ việc bạn đang nói về từng thứ bạn sẽ làm với số tiền thưởng".
Đồng nghiệp của tôi Charles Forelle cho biết: "Chắc chắn rằng nếu giá trị cao nhất của tiền là mặt lõm, thì sự hài lòng cao nhất trong tưởng tượng là mặt lồi", ý muốn nhấn mạnh đến niềm vui tột độ của mỗi người khi tưởng tượng về chiến thắng mình có được từ tấm vé số 2 USD.
Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Brookings Ted Gayer thì cho rằng những sự kiện xác suất thấp luôn được đánh giá cao và thu hút sự chú ý của dư luận thay vì những sự kiện xác suất cao.
"Vì sợ bỏ lỡ chăng?", đồng nghiệp Nick Timiraos của Greg đặt câu hỏi.
"Bóp méo cảm giác chăng? Bỏ ra 2 USD để tránh cái cảm giác tiếc nuối rằng bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội trúng 1 tỷ USD, John Cassidy, một người dân ở New York nói.
"Cảm giác thua cuộc" mà người này đề cập đến thực tế là một thứ khiến con người đau đớn hơn nhiều so với niềm vui.
"Ngay trước khi tôi mua vé số, tôi không hề tưởng tượng ra những điều tuyệt vời nhất mà tôi sẽ làm với số tiền gần 1,5 tỷ USD. Thay vào đó, tôi tưởng tượng đến việc tất cả các đồng nghiệp của tôi đều có cơ hội sở hữu số tiền đó, trừ tôi. Sếp của tôi cũng mua một tấm vé số bởi ông thừa nhận rằng, ông không thể giải thích nổi tại sao ông lại không thể trở thành người chiến thắng".
Dường như, mọi người bỏ ra 2 USD mua tấm vé số có giải thưởng lên tới gần 1,5 tỷ USD chỉ để tránh cảm giác xấu hổ. Họ không tin rằng mình sẽ chiến thắng, nhưng cũng không muốn trải qua cảm giác rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng đó.
Lê Huyền (Wall Street Jounal)