Nói về những phi tần, mỹ nữ của hoàng đế Trung Quốc trong thời phong kiến, người ta thường lưu truyền câu nói "hậu cung 3000 giai lệ" nhằm ám chỉ số lượng các cung tần mỹ nữ đông đảo. Mặc dù đây chỉ là con số tưởng tượng và trên thực tế số lượng không đạt tới con số như vậy. Tuy nhiên, trong cung cấm có không ít phi tần không được hoàng đế sủng ái vì thân phận thấp kém hay nhan sắc chỉ "thường thường bậc trung", không có gì nổi trội hay xuất sắc.
Số khác lại vì thời gian chờ đợi đến lượt thị tẩm quá lâu mà bị hoàng đế bỏ quên đến già. Ngoài sự sủng ái của hoàng đế, cộng với quy định của nhà Thanh, phi tần trên 50 tuổi sẽ bị "bỏ quên" không được chung chăn gối với hoàng đế. Quy định này khiến nhiều người tò mò và thắc mắc lý do hoàng đế nhà Thanh ra quy định không sủng ái các phi tần trên 50 tuổi.
Theo Sohu.com , các hoàng đế thời xưa đều có những yêu cầu và điều kiện nhất định trong việc lấy vợ, tuyển phi tần vào hậu cung của mình. Mỗi một triều đại, một nhà vua lại có những quy định tương ứng về việc chọn phi tần. Cho tới thời nhà Thanh, các hoàng đế mới thay đổi sang chế độ tuyển chọn phi tần vào cung 3 năm một lần.
Để vượt qua các kỳ tuyển chọn của nhà vua không hề dễ dàng. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất lẽ dĩ nhiên là ngoại hình. Một mỹ nữ đẹp, trẻ trung, có nhan sắc kiều diễm luôn là ưu tiên hàng đầu của nhà vua trong các lần tuyển chọn phi tần, mỹ nữ vào cung hầu hạ.
Ngoài lý do ngoại hình, thực lực, uy quyền của các gia tộc trong hệ thống quan lại cũng là một điểm mấu chốt cần cân nhắc. Sau khi vào cung, nữ nhân được chọn cuối cùng phải bắt đầu từ thứ bậc. Phi tần nào có gia thế chống lưng, xuất phát điểm cao, có thân phận tôn quý, có nhan sắc sẽ được phong làm quý nhân hoặc thường tại. Sau đó, những phi tần này sẽ có cơ hội thăng tiến theo các cấp bậc thành tần, phi, quý phi. Tuy nhiên, số lượng những phi tần được thăng cấp vị rất ít ỏi, không phải tiểu thư quý tộc nào cũng có thể làm được do những tranh đấu trong hậu cung.
Trong đó, hoàng gia đã quy định rõ ràng, phụ nữ trên 50 tuổi không được phép ngủ với hoàng đế. Nhiều người cho rằng, tuổi tác chính là lý do quan trọng khiến hoàng đế ghét bỏ, không sủng ái. Tuy nhiên, thực chất, tuổi tác không phải là nguyên nhân chính. Trên thực tế, có ba lý do chính dẫn đến quyết định này.
Đầu tiên là do "cơ chế đào thải" trong hậu cung. Vì cứ 3 năm lại có một đợt tuyển những cô gái trẻ trung xinh đẹp và hậu cung, do đó những phi tần của các đợt tuyển chọn trước ngẫu nhiên trở thành "người già", vừa lớn tuổi, địa vị lại thấp nên sẽ trở thành mục tiêu bị loại bỏ đầu tiên.
Thứ hai là “những lần tranh đấu nội bộ trong hậu cung” hay tranh chấp địa vị, thế lực cũng là một nguyên nhân. Những phi tần có gia đình hậu thuẫn sẽ nhờ vào sự hỗ trợ của thực lực gia tộc mà được hoàng đế sủng ái. Bản thân họ cũng bị coi là tấm bài chính trị của gia đình. Một số phi tần được hoàng đế sủng ái thậm chí còn có thể cải thiện địa vị của cả gia đình trên triều đình. Nếu không bị thất thế, những phi tần này rất có thể sẽ cố tình trấn áp những đối thủ mới, đồng thời lôi kéo những người mới đến cạnh tranh với những người khác, ảnh hưởng đến sự ổn định của hậu cung.
Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất liên quan đến “yếu tố sinh lý”. Sau khi người phụ nữ bước sang tuổi 50 sẽ không thể tiếp tục sinh con do chức năng cơ thể suy giảm. Tuy nhiên, hoàng gia lại rất coi trọng việc thừa kế. Nếu phi tần không còn khả năng sinh con, điều đó có nghĩa là những người phụ nữ này đã không còn giá trị sử dụng nữa, cũng không cần thiết phải giữ họ trong cung.
Trên thực tế, trong triều đình nhà Thanh không có nhiều người từ cấp thứ phi trở lên, những người có địa vị cao này đương nhiên sẽ không bị loại bỏ, nếu những người còn lại không có năng lực xuất chúng và chỗ dựa vững chắc của gia tộc thì sẽ bị dào thải. Về phần những nữ nhân bị loại bỏ, phần lớn đều tiếp tục làm cung nữ, rất ít có cơ hội trở về gia tộc, nếu phi tần mang thai long chủng thì lại là chuyện khác.