Sức mạnh hủy diệt của tên lửa tử thần RT-23 UTTKh đã khiến Mỹ phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Trong Chiến tranh Lạnh, cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Nga, Mỹ đã cho ra mắt nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) độc đáo, có tính hủy diệt cao. Trong khi Mỹ tập trung vào phát triển các tổ hợp ICBM giếng phóng đặt trong các boongke kiên cố chịu được các đợt tấn công phủ đầu, thì Nga lại thiên về phát triển các dòng ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Một trong những thứ vũ khí đã làm cho Mỹ đau đầu vì không thể xác định được nó nằm ở đâu và khi nào sẽ khai hỏa là ICBM đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (tên mã NATO là SS-24 Scalpel).
[mecloud]cQqZRGITgG[/mecloud]
ICBM phiên bản RT-23 UTTKh trang bị phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân. Có hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút.
RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4m. Nó có thể mang theo 5 đầu đạn hạt nhân. RT-23 còn có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 kilotone/đầu đạn.
Từ tháng 10/1987 một trung đoàn tên lửa RT-23 đã nhận lệnh trực chiến và theo đánh giá của Liên Xô/Nga, hệ thống ICBM RT-23 đã mang lại thành công ngoài mong đợi.
Vì sức mạnh hủy diệt của nó nên Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Xem thêm video Nga tập trận tên lửa mạnh nhất thế giới gần Moscow:
[mecloud]vAL6Juesqr[/mecloud]
Yên Yên (tổng hợp)