Dưới thời phong kiến, khi các bậc đế vương có trong tay cả ngàn cung tần mỹ nữ. Ngỡ tưởng các bà vợ luôn phải cam chịu số phận thì những hoàng hậu này vẫn tung đòn ghen hiểm độc khiến các hoàng đế cũng phải xanh mặt.
Tặng "quà" cho chồng khi phát hiện chồng ngoại tình
Lý Phượng Nương là hoàng hậu của vua Tống Quang Tông, hoàng đế thứ 12 của nhà Tống.
Trong lịch sử Trung Hoa, Lý Phượng Nương vốn là con gái của một vị quan trong triều sau này được gả cho Tống Quang Tông.
Do được gia đình chiều chuộng từ bé nên tính khí của Lý Phượng Nương khá thất thường. Bà là người phụ nữ ưa quyền lực, sẵn sàng trừng trị tàn độc bất kỳ kẻ nào dám làm trái ý mình.
Ở thời phong kiến Trung Hoa, việc hoàng đế có năm thê bảy thiếp vốn được coi là chuyện thường tình.
Hoàng hậu dù có thế nào vẫn thường ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận cảnh san sẻ tình cảm của chồng với những người đàn bà khác. Song, Hoàng hậu Lý Phượng Nương lại hoàn toàn khác.
Ảnh minh họa.
Vốn có suy nghĩ cả thiên hạ đều nằm trong tay mình, Lý Phượng Nương vô cùng ghét bị ai đó tranh giành "đồ" với mình.
Không cam chịu cảnh chồng chung, bà sẵn sàng ra mặt cảnh cáo khi chồng có ý đồ với bất cứ cung tần mỹ nữ nào.
Sách xưa chép lại, Lý Phượng Nương ghen tuông bệnh hoạn, thậm chí chỉ cần thấy ánh mắt đa tình của vua Tống Quang Tông lướt qua cung nữ nào, chắc chắn người đó sẽ bị gặp họa bất ngờ.
Tuy đứng sau vua song Tống Quang Tông nhu nhược lại sợ vợ nên Lý Phượng Nương càng được thể lấn tới.
Để độc chiếm hoàng đế , Lý Phượng Nương ngày đêm nghĩ những mưu hèn kế độc để triệt hạ bằng được những tình địch của bà cũng như thỏa mãn cơn ghen vô lối.
Điển hình nhất phải kể tới đòn Đánh ghen rùng rợn và độc ác bậc nhất lịch sử của Lý Phượng Nương: Chặt tay tình địch gửi cho chồng.
Một hôm vua Tống Quang Tông được cung nữ mang nước ra để rửa tay. Tuy không hẳn xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành song cung nữ đó lại sở hữu làn da trắng trẻo, đôi tay nõn nà khiến vua trở nên mê mẩn.
Quên mất người vợ luôn sẵn trong người máu ghen Hoạn Thư, vua Tống Quang Tông liền cầm bàn tay của cung nữ kia lên ngắm nghía, vuốt ve rồi trầm trồ khen ngợi.
Ông nâng đôi tay cung nữ lên và khen ngợi như một viên ngọc lấp lánh quý báu.
Tuy chưa qua lại gì và sự việc chỉ dừng ở đó, Tống Quang Tông không ngờ ngay hôm sau đã nhận được món quà ghê rợn do chính tay Lý Hoàng hậu mang tới.
Khi vua tò mò hỏi đó là gì, Hoàng hậu liền trả lời là một "báu vật" mà vua rất yêu thích.
Hồ hởi mở ra xem, Tống Quang Tông tái mặt khi thấy bên trong món quà là bàn tay vấy máu của một nữ nhi.
Thì ra sau khi được các cung nữ khác báo lại, Lý Hoàng hậu đã triệu nàng cung nữ kia tới để ra tay ngay lập tức và dành chính đôi tay đó làm quà gửi đến cho chồng.
Sau sự kiện ấy, vua Tống Quang Tông càng trở nên kinh sợ vợ mình. Không rõ số phận của cung nữ xấu số kia ra sao song từ đó về sau, trong cung không còn ai dám tơ tưởng tới hoàng đế nữa.
Dùng tiền để thử lòng chung thủy của chồng và đánh ghen bằng cách khác người
Bà Hoàng hậu với chiêu đánh ghen độc nhất lịch sử đó chính là Viên Hoàng hậu. Viên Hoàng hậu tên thật là Viên Tề Quy, sinh ra trong một gia đình quan viên.
Cha bà vốn là bạn thân của Lưu Tông Vũ Đế nên ngay từ nhỏ, Viên Tề Quy đã được hứa hôn với con trai của ông là Lưu Nghĩa Long Hoàng tử.
Lưu Nghĩa Long chính thức lên ngôi sau khi huynh trưởng là Lưu Nghĩa Phù bị phế truất vì ham chơi. Ông lấy hiệu là Lưu Tông Văn Đế, và Viên Tề Quy nghiễm nhiên trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Là bậc mẫu nghi thiên hạ được vua hết mực yêu chiều, con trai lại được chọn làm người kế vị, cuộc đời của Viên Hoàng hậu tường chừng sẽ cứ thế mà êm đềm trôi qua.
Thế nhưng, sóng gió đã kéo tới khi bắt đầu có sự xuất hiện của Phan Thục phi, một phi tần với sắc đẹp và sự trẻ trung khiến Hoàng đế phải xiêu lòng.
Ảnh minh họa.
Không chỉ xinh đẹp mỹ miều, Phan Thục phi còn rất giỏi lấy lòng Hoàng đế và hứng thú với việc châm chọc người vợ cả của ông.
Phan Thục phi còn lan truyền khắp tam cung lục viện về sự sủng ái Hoàng đế dành cho mình và cho rằng, sẽ có ngày bà soán ngôi của Viên Hoàng hậu.
Có lần, ngay trước mặt Viên Hoàng hậu, Phan Thục phi đã khoe rằng Hoàng đế không bao giờ tiếc tiền với bà ta, thậm chí số tiền Thục phi này muốn là không tưởng.
Viên Hoàng hậu nghe vậy rất giận vì bà biết chồng mình vốn rất tiết kiệm, mỗi lần ban cho Hoàng hậu chỉ vài ba vạn đồng là nhiều.
Để trong lòng không còn ngờ vực, Hoàng hậu Viên Thị liền bày kế thử lòng Lưu Nghĩa Long. Mượn danh của Phan Thục phi, Hoàng hậu Viên Thị ngỏ ý đòi Hoàng đế cho 30 vạn đồng.
Bà không thể ngờ rằng, ngay sau đó Lưu Nghĩa Long đã đưa tới 30 vạn đồng không thiếu một xu.
Nhìn 30 vạn đồng, Viên Hoàng hậu vô cùng uất nghẹn. Là bậc mẫu nghi thiên hạ nên bà không muốn đánh ghen Phan Thục phi như những người đàn bà bình thường.
Bà đã chọn cho mình một cách ghen tuông không giống ai, đó là im lặng.
Bà cho người báo với Lưu Nghĩa Long rằng mình đang bệnh nặng, không muốn gặp và nói chuyện với bất cứ ai.
Bà tìm mọi cách để tránh mặt chồng, ông đến cung thì bà đóng cửa, ông xuất hiện ở đâu thì bà tránh tới đó.
Suốt những ngày tháng đó, bà đã sống trong nỗi cô đơn buồn bã, rồi lâm bệnh nặng mà qua đời.
Tới tận khi nhắm mắt xuôi tay, bà vẫn kiên quyết không nói một câu với chồng.
Văn Đế Lưu Nghĩa Long nắm chặt tay hỏi Hoàng hậu Viên Thị có muốn nhắn nhủ điều gì không, song bà chỉ nhìn chồng bằng ánh mắt căm hờn, rồi kéo chăn che kín mặt.
Viên Hoàng hậu qua đời khi chỉ mới 36 tuổi. Bà không ngờ rằng, sự ra đi của mình đã khiến con trai bà là Thái tử Lưu Thiệu đem lòng quyết tâm trả thù cho mẹ.
Lưu Thiệu đã bày mưu tạo phản, tự tay giết cha ruột và Phan Thục phi.
Bắt chồng phải một lòng một dạ dù là vua của một nước
Độc Cô hoàng hậu hay Văn Hiến hoàng hậu là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc.
Độc Cô Hoàng hậu vốn xuất thân danh giá, là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu. Bà cũng là người được học hành đến nơi đến chốn.
Vì quý mến chàng trai tên Dương Kiên, con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân, Độc Cô Tín quyết gả con gái rượu cho anh ta. Sau này, khi Dương Kiên lên ngôi nhờ được lòng dân, ông đã lập Độc Cô thị làm hoàng hậu.
Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có nhiều cống hiến cho sự hưng thịnh của đất nước song Độc Cô Hoàng hậu lại rất hiểm độc.
Trong chốn thâm cung, các cung tần mỹ nữ cũng khó có cơ hội nhìn thấy Hoàng thượng dù chỉ một lần chứ chưa dám nghĩ tới việc được ân sủng.
Ảnh minh họa.
Một lần khi Độc Cô Hoàng hậu bệnh nhẹ đang ở trong cung nghỉ ngơi, vua Tùy đã cùng đám nội thị đi hầu lẻn tới thăm các cung, viện.
Tới cung Nhân Thọ, một cung nữ trẻ tuổi khi thấy Tùy Văn Đế liền sợ hãi cúi đầu. Nhưng chính sự đáng yêu đó đã khiến trái tim Hoàng đế lạc nhịp mà nổi lòng ham muốn bèn ân sủng.
Độc Cô Hoàng hậu khi biết chuyện đã rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài liền đích thân đến nơi sai người đánh chết Uất Trì.
Hoàng đế biết tin vô cùng tức giận song vì nể sợ bà nên đành dong ngựa bỏ lên núi giải sầu.
Tuy nhiên Độc Cô hoàng hậu được đánh giá cao là người có tài trí hơn người. Bà luôn đặt sự hưng thịnh của quốc gia lên hàng đầu, coi dân như con.
Chính bởi vậy mà Hoàng đế vẫn luôn dành một sự kiêng nể nhất định với bà. Thậm chí, một số việc triều chính bà cũng được quyền can dự.
Tổng hợp