Dưới đây là 10 sai lầm được cho là đắt giá bậc nhất trong lịch sử nhân loại.
10. Excite.com
Trong những năm 1990 và 2000, Yahoo là trang web/công cụ tìm kiếm được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Đồng thời, Exclusive.com là công cụ tìm kiếm được truy cập nhiều thứ hai. Năm 1999, Exclusive.com nhận được lời đề nghị mua lại Google với giá 1 triệu USD nhưng Giám đốc điều hành của Exclusive.com đã từ chối và đó là sai lầm lớn nhất của cuộc đời ông. Ngày nay, Google có giá trị thị trường là 280 tỷ USD và là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới.
9. Các đoàn tàu SNCF mới
Năm 2014, Pháp đã đặt hàng 1800 đoàn tàu mới từ Công ty SNCF trị giá 20,5 tỷ USD. Chính phủ Pháp muốn cải tổ hệ thống đường sắt của mình. Tuy nhiên, Chính phủ đã đưa ra kích thước sai cho công ty khiến các đoàn tàu rộng hơn một chút so với các nhà ga cũ. Kết quả, chính phủ bị lỗ khoảng 68,4 triệu USD để xây dựng lại các ga đường sắt cũ theo các đoàn tàu mới.
8. Cầu Thiên niên kỷ London
Cầu nổi tiếng London Millennium Footbridge (cầu Thiên niên kỷ) được khởi công xây dựng vào năm 1998 và chính thức Khai trương vào tháng 6/2000. Cầu được xây dựng bắc qua sông Thames cho mọi người qua lại với chi phí 18,2 triệu bảng Anh. Các kỹ sư của cây cầu tập trung vào Thiết kế, Lực hấp dẫn và mực nước biển. Nhưng họ quên mất lực tác dụng của những người đi trên cầu.
Vào ngày khánh thành, hàng nghìn người đã đến trải nghiệm cây cầu mới nhưng nó bắt đầu chuyển động lắc lư. Cây cầu cuối cùng đã được đóng cửa vào ngày hôm đó và mất 2 năm để sửa đổi. Chi phí xây dựng lại gần 6,3 triệu USD và công ty phải đối mặt với khoản lỗ lớn.
7. Lỗi in sai triệu đô của Alitalia
Năm 2006, hãng hàng không Alitalia phải đối mặt với khoản lỗ khổng lồ 7,7 triệu USD do sai lầm ngớ ngẩn của mình. Khi ấy, chi phí của Hạng Thương gia trên chuyến bay từ Toronto đến Síp là khoảng 3900 USD nhưng hãn đã in lên gần 2.000 vé con số 39 USD. Với sai lầm ngớ ngẩn này, họ mất khoảng 7,7 triệu USD.
6. Lỗi số thập phân triệu đô la
Quay lại thời điểm một chiếc tàu ngầm đang được chế tạo cho Hải quân Tây Ban Nha nhưng chiếc tàu ngầm đó chưa bao giờ được đưa vào hoạt động. Trọng lượng cố định của tàu ngầm là khoảng 7,7 tấn nhưng một trong các kỹ sư đã mắc lỗi toán học hay còn gọi là Lỗi dấu thập phân. Người này bỏ dấu phẩy ra khỏi số và in trọng lượng khoảng 77 tấn. Sau khi sai lầm được công nhận, Chính phủ Tây Ban Nha đã phải đối mặt với khoản lỗ 11 triệu USD để thu hồi. Nhưng về sau con tàu cũng không hoạt động và bị lãng phí khoảng 6,3 tỷ USD.
5. Đừng bao giờ vứt bỏ Bitcoin của bạn
Năm 2009, một người đàn ông tên James Howell sở hữu 7.500 bitcoin. Nhưng anh ta đã vứt bỏ đĩa cứng của máy tính cùng với số bitcoin trên. Vào năm 2013, bitcoin trở nên phổ biến và ngày càng có nhiều người bắt đầu đầu tư. Khi đó, 7.500 bitcoin có giá khoảng 70 triệu USD. Nếu tính ở thời điểm giá bitcoin lên đỉnh hiện nay thì bạn có thể tưởng tượng anh ta giàu thế nào không?
4. Xổ số
Trở lại năm 2010, một phụ nữ sống ở miền Trung nước Anh đã mua vé số và chờ kết quả. Khi kết quả được công bố, bà ấy đã trúng 183 triệu USD thế nhưng điều đáng buồn là tờ vé số đã bị người chồng vứt vào thùng rác chỉ một ngày trước khi kết quả được công bố.
3. Sự nhầm lẫn đơn vị SI
Như chúng ta đã biết có những đơn vị cố định để đo lường như millimet, centimet, mét, kilômét, miligam, gam, kilôgam, lít và nhiều đơn vị khác. Nhưng người Anh lại sử dụng những đơn vị đo lường khác như feet, inch, pound, wounces...Năm 1999 Nasa thực hiện sứ mệnh không gian trên tàu quỹ đạo sao Hỏa và chỉ đường tới vệ tinh được tính bằng mét và km nhưng Công ty hàng không vũ trụ Lockheed Martin đưa ra chỉ đường bằng feet và inch. Và kết quả là vệ tinh đã bị lạc và mất tích trong không gian. Trong dự án này, 125 triệu USD của NASA đã bị lãng phí.
2. Lỗi đánh máy thị trường chứng khoán
Ngày 12/12/2005, một người vĩ đại đã mắc sai lầm lớn. Giá cổ phiếu của công ty J-Com 1 vào khoảng 610000 Yên (1 cổ phiếu = 610000 Yên). Nhưng một người trong Công ty Mizuho của Nhật Bản đã bán 610000 cổ phiếu giá 1 Yên. Sao người đó có thể phạm sai lầm lớn như vậy. Vì thế mà công ty đã phải đối mặt với khoản lỗ lớn khoảng 225 triệu USD.
1. Bán mỏ vàng
Năm 1867 Nga cho rằng diện tích đất của họ đã tăng lên và khó có thể kiểm soát được một vùng đất Alaska rộng lớn. Vì vậy, chính phủ Nga đã quyết định bán 1,72 triệu kilômét vuông cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD. Nhưng đây là sai lầm lớn nhất của Nga vì ngày nay vùng đất đó có các mỏ vàng, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ với giá trị thị trường khoảng 200 tỷ USD.
(Theo Wonderslist)