Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu. Đây cũng là một trong những ngày lễ lớn được nhiều gia đình chú trọng. Ngoài hoa quả, mâm lễ cúng thì chắc chắn không thể thiếu một bình hoa tươi đặt lên bàn thờ. Theo kinh nghiệm của dân gian thì những loại hoa được sử dụng trong ngày Rằm tháng Giêng như hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa loa kèn.
Đối với hoa lay ơn khi đặt trên bàn thờ cúng Rằm tháng Giêng để thể hiện sự trang nhã, thuần khiết. Đặc biệt, khi chọn hoa lay ơn để cúng thì chọn những cành hoa có số lượng bông nở ít, nhiều nụ, thân to, cứng cáp, lá còn tươi, không bị dập nát có thể để được lâu hơn.
Đối với hoa cúc vàng thì rất phổ biến trong các gia đình Việt mỗi ngày rằm hay mùng 1. Đây là loại hoa tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc đồng thời cũng là loài thể hiện lòng hiếu thảo. Vì vậy, nên đặt hoa cúc trên bàn thờ cúng Rằm tháng Giêng để cầu những điều Bình An, may mắn về với gia đình.
Đối với hoa đồng tiền, đúng như cái tên gọi của nó, nhiều người lựa chọn loài hoa này cúng trong dịp Rằm tháng Giêng với mong muốn tài lộc, thịnh vượng đến với gia đình trong cả năm mới. Ngoài ra, hoa đồng tiền còn có ý nghĩa mang lại sức khỏe.
Một loài hoa khác cũng có thể được chọn đặt lên bàn thờ cúng Rằm tháng Giêng chính là hoa sen. Khi nhắc đến loài hoa này thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loài hoa mang sự thanh khiết, hương thơm nhẹ nhàng.
Việc chọn những loài hoa phù hợp sẽ tùy theo điều kiện của từng vùng. Không nên kết hợp quá nhiều loại hoa đặt lên bàn thờ cúng ngày Rằm tháng Giêng vì nó sẽ làm giảm ý nghĩa và mất sự thanh thoát ở nơi tâm linh.
Điều đáng chú ý là đặt hoa lên bàn thờ thì phải để cân đối, không đặt lo hoa quá to hay quá nhỏ sẽ khiến các đồ thờ cúng khác bị che khuất. Hơn nữa, nếu có mâm lễ Phật thì không chọn hoa cúc bởi đây là loài hoa dành riêng cho gia tiên, cho vong.
Một lưu ý quan trọng nữa là không sử dụng hoa hồng để cúng trên bàn thờ gia tiên bởi hoa hồng có gai và loài hoa này được bón bằng phân gà nên khí của hoa hồng hấp thụ sẽ không tốt.