Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể ăn khi bụng của bạn đang trống rỗng. Dưới đây là 4 loại thực phẩm không nên ăn khi đói để tránh mang bệnh vào người:
- Chuối: Quả chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin B, chất chống oxy hóa và khoáng chất khác nhau (Kali, Magie, Phốt Pho...). Do đó, chuối mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Thường xuyên ăn chuối sẽ giúp làm giảm các nguy cơ bệnh tim mạch, thần kính, tiêu hóa.
Dù đem lại nhiều tác dụng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn chuối đặc biệt là thời điểm bụng của bạn đang trống rỗng. Nếu ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ khiến thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh khác. Chưa kể, đói bụng mà ăn chuối, nhất là chuối tiêu sẽ làm tăng lượng magie, phá vỡ sự cân bằng canxi và magie trong máu, gây hại cho hệ tim mạch của bạn.
Thời điểm thích hợp để ăn chuối chính là sau khi ăn no. Sau khi ăn sẽ tốt cho dạ dày vì hàm lượng Kali trong chuối làm giảm cơn đau dạ dày, kích thích sản sinh dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Dứa: Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Dứa tươi có tính kháng khuẩn, kháng virus cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng...
Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.
- Khoai lang: Khoai lang giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin A ở dạng beta-caroten, kali, Chất xơ. Khoai lang còn có nhiều Công dụng hữu dụng khác, giúp duy trì vóc dáng, đẹp da, đặc biệt khoai lang còn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch...
Rất nhiều người sử dụng khoai lang làm thực phẩm ăn để Giảm cân vì thế ăn ngay cả khi đói. Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang khi bụng đói. Trong khoai lang có chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Cạnh đó, lúc đói, đường huyết đã thấp, khi ăn khoai lang lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Cũng không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng.
- Sữa: Sữa chứa rất nhiều protein, không nên uống sữa khi dạ dày trống rỗng vì protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt và năng lượng tiêu hao. Điều này không chỉ làm mất đi tác dụng bồi bổ cơ thể của sữa mà còn dễ gây ra chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, giảm hương vị các món khác.
Uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại. Cách tốt nhất để uống sữa là ăn kèm với thực phẩm chứa nhiều flour, như bánh mì và bánh quy.