Dù bạn ở đâu trên thế giới thì có thể đã nghe nói phụ nữ có xu hướng sống thọ hơn đàn ông. Nếu còn băn khoăn liệu điều này có đúng không, bạn chỉ cần tới thăm những viện dưỡng lão ở địa phương thì sẽ nhận ra tỷ lệ các cụ bà thường cao hơn các cụ ông.
Kể từ giữa thế kỷ 19, trên toàn cầu, phụ nữ đã có tuổi thọ trung bình cao hơn đàn ông. Theo thời gian, khoảng cách tuổi thọ này tăng lên.
Trong tổng dân số, tại sao phụ nữ lại sống lâu hơn nam giới? Chúng ta biết rằng có những khác biệt chung về sinh học, văn hóa và hành vi giữa nam giới và phụ nữ có thể ảnh hưởng tới khoảng cách tuổi thọ.
Dưới đây là những yếu tố tác động chính lên khoảng cách tuổi tác giữa phụ nữ và đàn ông:
1. Nhiễm sắc thể, hormone và sức khỏe tim mạch
Nếu bạn sinh ra là nam thì yếu tố nguy cơ này sẽ theo bạn ngay từ lúc chào đời. Sinh học đã giải thích được lý do nhiều nam giới mắc bệnh tim mạch hơn nữ giới.
Nồng độ estrogen (hormone sinh dục nữ) và sự hiện diện của nhiễm sắc thể X thứ hai ở phụ nữ khiến họ có nhiều chất béo dưới da (mỡ dưới da). Trong khi đàn ông lại mang nhiều chất béo quanh các cơ quan (mỡ nội tạng). Chất béo nội tạng chính là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Một yếu tố khác được xác định về mặt sinh học là kích thước. Đàn ông thường có kích thước lớn hơn phụ nữ. Các nhà khoa học nhận thấy ở nhiều loài, những con to lớn hơn có xu hướng chết sớm hơn. Tuy nhiên, yếu tố này quan trọng như thế nào với con người thì vẫn chưa rõ ràng.
2. Sức khỏe tâm thần và cơ chế đối phó
Về tự tử
Mặc dù trầm cảm được cho là không ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới nhưng số liệu thống kê từ các tổ chức Từ thiện như Samaritans ở Anh tiếp tục cho thấy nhiều nam giới tự tử hơn. Dữ liệu mới nhất của họ cho thấy:
Tỷ lệ nam giới tự tử là 15,3 trên 100.000 người. Tỷ lệ của phụ nữ là 4,9 trên 100.000 người.
Nam giới từ 45-49 tuổi tiếp tục có tỷ lệ tự tử cao nhất (23,8 trên 100.000 người).
Rất khó để xác định tất cả các yếu tố ở đây, nhưng nhiều nhà tâm lý học tin rằng trong văn hóa cổ đại không khuyến khích nam giới tìm sự giúp đỡ khi có vấn đề về tâm lý và chính điều này đẩy họ đến tự tử.
Bệnh liên quan đến căng thẳng
Tất nhiên, tất cả đàn ông và phụ nữ đều có khả năng cảm thấy căng thẳng. Khi chúng ta căng thẳng, cơ thể giải phóng adrenaline. Đây là hormone làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn.
Khi căng thẳng giảm xuống, huyết áp sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, cảm giác căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến huyết áp cao trong thời gian dài . Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng, trong đó có bệnh tim và đột quỵ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến những thói quen không lành mạnh như uống quá nhiều rượu, hút thuốc và gây nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có khả năng phát triển những cơ chế đối phó căng thẳng lành mạnh hơn nam giới. Ví dụ, Ví dụ, nam giới ít có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần hoặc thử các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga.
3. Hành vi rủi ro
Theo thống kê, nam giới, đặc biệt là người trẻ có nhiều khả năng thực hiện những hành vi nguy hiểm, đôi khi dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Những hành vi này có lựa chọn lối sống không lành mạnh (uống rượu, hút thuốc), lái xe nguy hiểm (gây Tai nạn giao thông). Trên thực tế, nam thanh niên chiếm 73% tổng số ca tử vong do giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, việc xác định xem hành vi này bị ảnh hưởng bởi văn hóa, sinh học hay cả hai còn chưa được xác định rõ ràng. Một số chuyên gia tin rằng áp lực nam tính độc hại có thể giải thích cho nhiều hành động. Theo đó, nhiều người đàn ông chịu áp lực phải tuân theo các định kiến nam tính nguy hiểm như chấp nhận rủi ro.
4. Tránh gặp bác sĩ
Đây là lý do phổ biến khiến phụ nữ sống lâu hơn đàn ông. Một lần nữa, quan niệm nam tính độc hại đóng vai trò quan trọng ở đây. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông theo quan niệm truyền thống về nam tính thường ít đi thăm khám bác sĩ hơn so với những người đàn ông có niềm tin về sự nam tính vừa phải.
>> Xem thêm: Đàn ông có 4 nét tướng này định sẵn cuộc đời vinh hoa, hôn nhân viên mãn