Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Thế giới

5 kẽ hở trong cuộc điều tra MH17 khiến Nga không cam lòng

Bảo Linh
Thứ năm, 29/09/2016, 10:38 (GMT+7)
likefb
sharefb

Một cuộc điều tra quốc tế đã phát hiện ra máy bay MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa BUK (được vận chuyển từ Nga tới) bên trong lãnh thổ do phiến quân kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn có những điều không chắc chắn khi các nhà điều tra giữ lại bằng chứng quan trọng vì lý do an ninh.

Sự kiện

MH17

Ad

Một cuộc điều tra quốc tế đã phát hiện ra máy bay MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa BUK (được vận chuyển từ Nga tới) bên trong lãnh thổ do phiến quân kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn có những điều không chắc chắn khi các nhà điều tra giữ lại bằng chứng quan trọng vì lý do an ninh.

Trong quá trình trình bày các phát hiện của mình, Nhóm điều tra chung (JIT) tuyên bố sẽ không tiết lộ tất cả các nguồn thông tin và bằng chứng mà họ sử dụng trong cuộc điều tra.

"Chúng tôi không thể và không muốn nói với các bạn mọi thứ bởi nó có thể gây nguy hiểm cho việc điều tra và mang lại lợi ích cho thủ phạm", cơ quan này nói.

Những nhân chứng giấu tên

Nhóm điều tra Anh tố chính binh sĩ Nga đã bắn hạ máy bay MH17
Buồng lái bị tách rời, MH17 vẫn bay thêm 8 km
BBC: Máy bay MH17 bị 2 chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ
Nên đọc

Theo JIT, tên lửa BUK được đưa từ Nga tới Ukraine bằng một toa xe có bệ thấp, sau đó được đưa tới vị trí phóng bắn, nằm gần Snezhnoye. Kết luận này được đưa ra dựa vào những tài liệu nguồn mở và "lời khai của nhân chứng" mà các nhà điều tra thu thập được. Tuy nhiên, không ai trong số họ được chỉ mặt đặt tên. JIT viện dẫn là vì lý do an ninh.

Cuộc điều tra cũng đề cập đến những nhân chứng đã nhìn thấy vệt khói sau khi tên lửa BUK được phóng đi gần Snezhnoye. Nhóm điều tra do Hà Lan dẫn đầu đã không đưa ra bất cứ đoạn video nào từ những người này để chứng minh cho tuyên bố của họ.

Chặn các cuộc gọi nặc danh

Ngoài các nhân chứng, nhóm điều tra quốc tế còn phân tích "những cuộc điện thoại bị chặn". JIT nói rằng họ đã phân tích "khoảng 150.000" cuộc gọi bị chặn nhưng trong quá trình trình bày, nhóm này chỉ công bố rất ít các bản ghi âm audio và các bản sao. Một trong số những cuộc gọi này là cuộc thảo luận về việc cần thiết phải có một hệ thống tên lửa và lời xác nhận lực lượng nổi dậy đã mua một chiếc.

Mặc dù JIT dã cung cấp ngày tháng của cuộc gọi nhưng không rõ chính xác ai là người liên quan tới cuộc đối thoại đó và ai đã bàn giao dữ liệu? Trong khi JIT tuyên bố họ đã đánh giá tính xác thực của bằng chứng một cách độc lập nhưng Nga đã không có mặt trong quá trình này.

Mô phỏng máy tính và bằng chứng video

Trong khi nhấn mạnh rằng JIT có thể theo dõi "nhiều tuyến đường đi" của hệ thống tên lửa BUK từ Nga thì các nhà điều tra lại chỉ cung cấp rất ít video và hình ảnh về hệ thống này tại Ukraine.

Bằng chứng chính về đường đi của chiếc xe chở tên lửa BUK hiện không có những bức ảnh thật, chỉ là hình ảnh được dựng lại bằng máy tính. Nó cho thấy tuyến đường chở tên lửa xuyên qua những cộng đồng ở miền đông Ukraine, đưa tới vị trí được cho là để phóng đi.

Các nhà điều tra cũng viện dẫn tầm quan trọng của việc giấu tên do vấn đề an ninh đối với những người đã cung cấp tài liệu.

Nhóm điều tra quốc tế công bố kết quả điều tra vụ bắn rơi MH17 hôm 28/9. Ảnh: RT

Dữ liệu radar và hình ảnh vệ tinh

Xác định vị trí chính xác của nơi phóng tên lửa BUK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhóm điều tra. Trong báo cáo của mình, các nhà điều tra đã dẫn dữ liệu nhận được từ Mỹ, mục đích là để cho thấy MH17 đã bị tên lửa BUK bắn hạ và nó được "phóng đi từ một nơi cách phía nam làng Snizhne khoảng 6 km". Các bức ảnh không được đính kèm với báo cáo.

Ngày 26/9, Nga đã thách thức những tuyên bố của JIT khi họ phát hành dữ liệu thô từ một radar đặt tại Nga. Dữ liệu này cho thấy không có vật thể nào tiếp cận MH17 từ khu vực lãnh thổ do phiến quân kiểm soát. Moscow cũng kêu gọi Ukraine công bố dữ liệu từ radar của mình. Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục chỉ ra là dữ liệu này vẫn chưa được công khai.

Loại tên lửa và quỹ đạo bay

Ngày 28/9, nhóm điều tra quốc tế nhắc lại họ không thể xác định chính xác loại tên lửa được sử dụng để bắn hạ máy bay Boeing của Malaysia. Họ nói đó là tên lửa nằm trong loạt 9M38

Tuy nhiên, công ty Nga Almaz-Antey nói rằng họ có thể xác định rõ ràng tên lửa thuộc loại 9M38 (đã không được sử dụng ở Nga nữa) sau khi tiến hành thí nghiệm hồi năm ngoái. Điều này không được nói đến trong báo cáo mới nhất của JIT.

Almaz-Antey tiếp tục đặt câu hỏi về báo cáo của JIT khi họ đã trao đổi dữ liệu "tối mật" về các đặc điểm của tên lửa BUK với các nhà điều tra từ trước đó. Tuy nhiên, nhóm điều tra quốc tế lại chọn nghiên cứu một tên lửa "tương tự" của Mỹ để mô phỏng lại tác động. Theo Almaz-Antey, tên lửa này khác với tên lửa BUK của Nga rất nhiều, kể cả về đường bay.

Bảo Linh (RT)

Bảo Linh (t/h)

Nguoi dua tin
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Từ khóa:
MH17
tên lửa Buk

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'tai Mickey' nở rộ bất chấp những nguy hiểm và đau đớn thú cưng phải đối diện

10 thành phố xanh nhất thế giới

Top 10 thành phố đông dân nhất thế giới

Ai là người có IQ cao nhất thế giới năm 2024?

Top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới 2023

Điểm danh những loài động vật sống lâu nhất trên Trái Đất

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn