(Tinmoi.vn) Trung Quốc đang ra sức hỗ trợ nhiên liệu, công nghệ cho hơn 50.000 tàu cá và khuyến khích ngư dân của mình đánh bắt tại vùng biển đang tranh chấp trên Biển Đông.
Trong khi thế giới tốn không ít giấy mực để bàn về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và chiến thuật “cắt lát salami” – làm thay đổi trạng thái hiện tại của Biển Đông, chúng tôi vẫn chưa tới tận hiện trường để hiểu về những chiến thuật và chiến lược mà Bắc Kinh đang sử dụng. Tuy nhiên, nhờ vào một bài báo gần đây của Reuters, chúng tôi đã biết thêm phần nào về nỗ lực để thay đổi điều kiện trên biển của Trung Quốc. Cuối cùng, vũ khí lớn nhất mà Bắc Kinh có không phải là quân đội mà chính là những tàu đánh cá.
Bài báo cho biết chiến lược đa hướng của Trung Quốc nhằm đi đòi chủ quyền trên biển của mình thông qua những tàu cá tại những khu vực tranh chấp khác nhau trên Biển Đông – họ không đòi chủ quyền bằng “chiến thuật cây gậy nhỏ” nữa mà giờ phải gọi là “chiến thuật cần câu cá”.
Không có gì đơn giản hơn việc câu cá để một quốc gia có thể khẳng định “chủ quyền” tại vùng lãnh thổ của mình. Chiến lược của Trung Quốc rất thông minh nhưng trong tương lai gần, có khả năng họ sẽ phải đối đầu bạo lực với các nước láng giềng trên Biển Đông.
Trong quá trình thực hiện âm mưu chiếm đoạt Biển Đông, Trung Quốc đã cho phát hành những tấm bản đồ 9 đoạn, 10 đoạn bao quanh khu vực và tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng đó. Đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 đến vùng biển ngoài khơi của Việt Nam cũng như tạo ra chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mạnh mẽ nhằm ngăn chặn những đối thủ mạnh hơn có thể tấn công vào khu vực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Ví dụ như: “Ở phía nam đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá nói với phóng viên của Reuters về con tàu đã mục nát của mình. Tuy nhiên, tàu của ông được nắp một bộ thiết bị công nghệ cao: một hệ thống vệ tinh hàng hải có thể giúp ông kết nối trực tiếp với cảnh sát biển Trung Quốc khi ông gặp phải thời tiết xấu hoặc gặp tàu tuần tra của Philippines hay Việt Nam lúc ông đánh cá tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc tự phát triển đã được trang bị cho hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá của nước này, theo số liệu từ truyền thông của chính quyền. Tại Hải Nam, ở các cửa ngõ ra Biển Đông của Trung Quốc, các thuyền trưởng chỉ phải trả tối đa 10% chi phí, phần còn lại được chính phủ thanh toán”.
Điều quan trọng ở đây là ngư dân Trung Quốc không những được chính phủ hỗ trợ để đánh cá ở vùng biển đang tranh chấp mà khi họ gặp vấn đề thì sẽ có một đường dây nóng trực tiếp tới Bắc Kinh để kêu gọi cứu trợ và Trung Quốc không tốn kém nhiều cho công nghệ này. Trong thực tế, theo một bài viết trên tờ Quartz của Mỹ, Trung Quốc hiện có 695.555 tàu cá. Trong khi, rõ ràng là không phải tất cả số tàu cá này có thể mạo hiểm để đi vào vùng biển tranh chấp, nhưng tương lai gần, có thể Trung Quốc sẽ để nhiều tàu cá đi vào khu vực này hơn nữa.
Bài báo tiếp tục lưu ý: “Đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ lấn sâu vào vùng biển Đông Nam Á để tìm kiếm ngư trường mới trong khi lượng thủy sản trong vùng biển nước nhà đã cạn vơi.
Các nhà chức trách Hải Nam khuyến khích ngư dân di chuyển tới khu vực tranh chấp, vị thuyền trưởng và một vài ngư dân trả lời phỏng vấn Reuters khi họ nghỉ tại cảng Tanmen. Chính quyền hỗ trợ nhiên liệu cho những chuyến đi như thế này, họ nói thêm.
Các tàu cá của Trung Quốc được chuyển từ sở hữu tư nhân thành tàu thương mại thuộc các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán và đang trên tuyến đầu của một trong những điểm nóng của Châu Á.
Việc đề cập đến các cổ phiếu của những tàu cá xuống cấp cũng được quan tâm. Trong khi vấn đề của dân tộc, giao thông đường biển mang lại lợi nhuận trị giá hàng tỷ đô la, cũng như dầu và khí đốt tự nhiên thường được đề cập đến khi căng thẳng gia tăng, rất nhiều lần, cổ phiếu của những tàu cá có giá trị thường bị lãng quên nhưng vẫn được Trung Quốc sử dụng để đối phó với lời tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác. Thật vậy, bài báo đã đề cập đến nghiên cứu của Cục quản lý Đại Dương Trung Quốc cho biết cổ phiếu của những tàu cá này đang bị tụt giảm.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã sử dụng nhiều tài sản không phải của hải quân hay không quân khác nhau để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền tại khu vực tranh chấp. Những gì đáng chú ý trong bài báo trên chính là việc Trung Quốc hỗ trợ hoàn toàn cho ngành công nghiệp đánh bắt để thúc đẩy các tuyên bố của mình và họ có thể thúc đẩy đến mức nào:
Một số ngư dân có tàu riêng nói rằng các quan chức Hải Nam khuyến khích họ đánh cá ở các ngư trường xa xôi như Trường Sa, khoảng 1.100 km về phía nam.
Thuyền trưởng nói rằng ông sẽ nhanh chóng tới đó sau khi tàu của ông được sửa chữa xong. “Tôi đã đến đó nhiều lần”, ông nói. Ông cùng các ngư dân khác xin được giấu tên bởi họ sợ rằng sẽ gặp chuyện không lành khi thảo luận về các vấn đề nhạy cảm trên biển với một nàh báo nước ngoài.
Một ngư dân khác đang nằm nghỉ trên võng cùng con thuyền mang theo những vỏ sò khổng lồ từ quần đảo Trường Sa cho biết thuyền trưởng được hỗ trợ nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Với mỗi động cơ 500 mã lực, thuyền trưởng sẽ nhận được từ 2.000-3.000 tệ (khoảng 320-480 USD) mỗi ngày, người này nói. “Chính phủ nói với chúng tôi nơi cần đến và trợ cấp nhiên liệu theo kích thước động cơ”.
Liệu rằng, Chính sách ngoại giao “cần câu cá” của Trung Quốc sẽ giúp họ chiến thắng tại Biển Đông? Chúng ta hãy chờ xem.
Bảo Linh (Theo nationalinterest)