Bắc Kinh đã nói với Donald Trump rằng biến đổi khí hậu không phải là một trò lừa bịp được tạo ra bởi Trung Quốc, nhắc nhở Tổng thống mới đắc cử rằng chính những người tiền nhiệm Cộng hòa của ông mới là người đầu tiên đặt vấn đề đó lên trên bàn.
Liu Zhenmin, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Telegraph |
Quan điểm của ông Trump về sự nóng lên toàn cầu đã gây ra quan ngại giữa các nhà môi trường, cho rằng ông được xem như là một người phủ nhận chuyện biến đổi khí hậu.
Năm 2012, Trump đã tweet: "Khái niệm về sự nóng lên toàn cầu đã được tạo ra bởi Trung Quốc và dành cho Trung Quốc nhằm phá hủy sự cạnh tranh của các nghành sản xuất Mỹ."
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin (Lưu Chấn Dân) cho biết trước kia, chính Ronald Reagan và George Bush Sr mới là những người đầu tiên ủng hộ các cuộc thảo luận về sự nóng lên toàn cầu tại Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong những năm 1980 - trước khi Trung Quốc ý thức về việc tổ chức đàm phán xung quanh vấn đề này.
"Nếu bạn nhìn vào lịch sử của các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu, thực sự nó đã được khởi xướng bởi IPCC với sự hỗ trợ của đảng Cộng hòa dưới thời Reagan và nhận được sự hỗ trợ lớn từ Tổng thống Bush trong thời gian cuối những năm 1980," ông Liu cho biết, theo Bloomberg.
Ông đã phát biểu tại một sự kiện của Liên Hợp Quốc tại Thành phố Marrakech, Ma-rốc, với sự tham dự của các chính trị gia cấp cao và các quan chức từ gần 200 quốc gia.
Những lo ngại về ý định của ông Trump đối với sự nóng lên toàn cầu tăng cao sau khi một người nổi tiếng hoài nghi về biến đổi khí hậu Myron Ebell được đề cập đến trong báo cáo như là một lãnh đạo trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống mới đắc cử tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Trump không ủng hộ quan điểm về biến đổi khí hậu |
Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại rằng Mỹ có thể tìm cách rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu sau chỉ hai tháng kể từ khi Tổng thống Barack Obama và Tập Cận Bình, người đồng cấp Trung Quốc của ông, đã đồng ý ký vào thỏa thuận này tại một buổi lễ lịch sử ở Bắc Kinh.
Hiệp định Paris đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trong việc chống lại sự ấm lên toàn cầu và giúp các nước nghèo, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng này sau khi hơn 55 quốc gia công nghiệp chiếm tổng cộng 55% lượng khí thải toàn cầu chính thức đăng ký tham gia thỏa thuận.
Ông Lưu kêu gọi Mỹ hãy tiếp tục là một phần quan trọng trong thỏa thuận, và góp phần đảm bảo rằng thỏa thuận này sẽ không phải chịu chung số phận như Nghị định thư Kyoto, nghị định mà Hoa Kỳ đã rút khỏi vào năm 2001.
"Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục đóng một vai trò lãnh đạo trong quá trình biến đổi khí hậu, xóa tan lo lắng về việc lặp lại các kinh nghiệm của Nghị định thư Kyoto," ông cho biết, khi nhận được câu hỏi về việc liệu Mỹ có rút khỏi Hiệp định Paris.
"Chúng ta sẽ phải chờ đợi xem quan điểm của họ là gì, nhưng chúng tôi ... hy vọng rằng họ sẽ có quyết định đúng đắn và thông minh để sống theo nguyện vọng của thế giới", ông nói thêm, theo Tân Hoa Xã.
Quý Vũ (Telegraph)