Theo tin tức từ trang abc.net.au của Australia, trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn bằng việc bán vũ khí, buôn lậu ma túy và làm giả USD.
Trang abc.net.au đưa tin Kim Jong-un đã xuất khẩu khoảng 90.000 lao động ra nước ngoài để kiếm ngoại tệ |
Nhưng trước các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc, nước này đã bắt đầu khai thác nguồn ngoại tệ mới - nô lệ lao động.
Triều Tiên đã bắn đầu đưa hàng hàng công dân của mình ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ.
Với Rim Il, đó là một công việc mơ nước, một cơ hội giúp ông kiếm dược 120 USD/tháng và 3 bữa mỗi ngày.
Thời kỳ đỉnh điểm của nạn đói năm 1990 ở Triều Tiên, Rim Il đã chớp lấy cơ hội này. Và giờ, khi đang ở Hàn Quốc, ông đã kể lại cho các phóng viên về câu chuyện của mình.
"Ở đó có rất nhiều cơm, thậm chí cả canh với thịt. Điều mà ở Triều Tiên không thể tưởng tượng được".
Nhưng, là một thợ mộc ở Kuwait đã sớm biến thành cơn ác mộng khi ông bắt đầu phải làm 16 tiếng mỗi ngày và bị giam cầm trong một khu nhà xưởng kín mít.
Ông chẳng bao giờ nhìn thấy một đồng lương nào bởi tiền đã gửi thẳng về cho nhà nước.
"Nhìn lại, tôi có thể thấy chúng tôi bị đối xử như súc vật chứ không phải con người, chúng tôi về cơ bản không phải con người", ông nói.
"90.000 người Triều Tiên đang làm việc như nô lệ lao động ở nước ngoài"
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tăng gấp đôi kích thước của chương trình lao động nước ngoài để tài trợ cho các dự án xây dựng của mình và chương trình hạt nhân của nhà nước.
Người Triều Tiên hiện đang lao động khổ sai tại 40 nước. Một số làm việc tại các hầm mỏ ở Mông Cổ, những người khác làm việc trong các nhà máy dệt may Trung Quốc và phần lớn là ở những công trường xây dựng ở Trung Đông.
Nga là nơi có nhiều lao động Triều Tiên nhất, khoảng 25.000 người.
Cơ quan Giám sát Triều Tiên (NKW) tại Seoul đã điều tra và muốn Liên hợp quốc phải hành động.
"Kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, nô lệ lao động đã bùng nổ", giám đốc điều hành của NKW, ông Myeong Chul Ahn cho biết.
"Chúng tôi ước tính có khoảng 90.000 người và mang lại cho chế độ khoảng 2 tỷ USD mỗi năm".
Báo Úc đã phỏng vấn 3 người đàn ông Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc.
Họ từng làm việc trong những trại khai thác gỗ ở Siberia. Họ phải làm việc trong nhiều giờ liền, ở điều kiện lạnh đóng băng và thật may mắn khi nhận được 10% lương.
Những người đàn ông (giấu tên) nói với Abc rằng họ chỉ có các dụng cụ làm việc cơ bản và không có thiết bị bảo hộ lao động.
Họ cho biết nhiều đồng nghiệp của mình đã chết nhưng họ không dám bỏ trốn vì gia đình mình bị đe dọa.
Dưới áp lực của quốc tế, Qatar đã phải gửi trả một số công nhân của Triều Tiên đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho World Cup 2022.
Bảo Linh (Theo ABC)