Sau bầu Hiển, mới đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), người còn được biết đến là bố chồng của diễn viên Tăng Thanh Hà cũng vừa gửi đơn đề nghị “mua hay chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn cảng hàng không (CHK) Phú Quốc”.
Sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xin Thủ tướng Chính phủ nhượng quyền khai thác Cảng hàng không quốc tế (CHK) Phú Quốc, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã có văn bản đề xuất mua hoặc nhượng quyền khai thác có thời hạn sân bay Phú Quốc.
Trong văn bản ông Johnathan Hạnh Nguyễn ngỏ ý mong được Bộ trưởng chấp thuận về mặt chủ trương và có thể xúc tiến việc chuẩn bị, tham gia trong thời gian sớm nhất.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, bố chồng Tăng Thanh Hà
Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đã có hơn 30 năm hợp tác với ngành hàng không và có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại nhiều sân bay.
IPP cũng vừa trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) với 23,6% cổ phần, đây cũng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, trước đó IPP cũng đã nộp đơn đề nghị Bộ GTVT nhượng quyền khai thác nhà ga T1 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và trở thành nhà đầu tư thứ 3 muốn “mua” nhà ga hành khách này sau Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Theo công bố, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc được chính thức khánh thành vào ngày 15.12/.012 với tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư đầu tư.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Để được thay Nhà nước quản lý khai thác sân bay quốc tế Phú Quốc, công ty của ông Hạnh Nguyễn sẽ phải cạnh tranh với Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển. Doanh nghiệp của "bầu" Hiển là đơn vị đầu tiên thể hiện mong muốn được nhượng quyền khai thác cảng hàng không này.
Trong khi Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển được biết đến là tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành, từ điện máy, bất động sản đến ngân hàng thì Tập đoàn Liên Thái Bình Dương là một tên tuổi lớn trong các hoạt động dịch vụ, thời trang với tiềm lực tài chính mạnh.
Được biết, CHK quốc tế Phú Quốc được chính thức khánh thành vào ngày 15/12/2012 với tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 8 vị trí đậu cho máy bay A320- A321 vào giờ cao điểm với diện tích 39.400m2; nhà ga hành khách có diện tích 24.325 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác.
Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, tiếp nhận 3.500 khách/giờ.
Bảo An (tổng hợp)