Việc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu EU đã tạo ra nhiều kẻ thua cuộc: ngành công nghiệp tài chính London, Thủ tướng Anh David Cameron, đồng bảng Anh, sự nghiệp hợp nhất châu Âu vĩ đại. Nhưng ngoài sự hỗn loạn và bất ổn của thị trường vẫn sẽ nổi lên ít nhất một người thắng lớn: Đó là Trung Quốc.
Tất nhiên, trước mắt, nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc có thể sẽ chao đảo từ sự hỗn loạn tại EU - đối tác thương mại lớn thứ hai của họ. Một thị trường châu Âu nhỏ hơn, kém ổn định hơn và nhiều người tiêu dùng kẹt tiền hơn không phải là tin tốt cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Nhưng, về lâu dài, Brexit gần như chắc chắn mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn chính trị cho Trung Quốc.
Ngay cả một châu Âu khi còn đoàn kết trọn vẹn thì gánh nặng mà họ phải gánh (do khủng hoảng nợ, chi phí cao, sự quan liêu, tính cạnh tranh không minh bạch) cũng đã tạo ra quãng thời gian cạnh tranh khó khăn với Trung Quốc. Giờ đây khi đã rạn nứt, EU không thể là một đối trọng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Cơ hội để Trung Quốc "chia và trị" EU giờ đây chỉ có tăng lên khi mà nền kinh tế EU đã lựa chọn ra đi theo cách của mình. Trong ảnh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Nguồn: Bloomberg |
Hãy nhớ lại tại sao Liên minh châu Âu được hình thành ngay từ đầu.
Những người ủng hộ muốn nhấn mạnh nhiệm vụ của EU là thúc đẩy hòa bình và dân chủ. Thực tế hơn, mục tiêu quan trọng của sự hợp nhất này là tăng cường ảnh hưởng của khu vực trong kinh tế toàn cầu. Các quốc gia khác nhau ở châu Âu hiểu rằng họ sẽ mạnh hơn nếu họ tạo ra một thị trường chung với cùng thể chế và thậm chí là cả một khu vực tiền tệ (đồng euro) thay vì cố hoàn thành điều này một mình. Châu Âu hy vọng phát triển từ một tập hợp các nước giàu nhưng các thành viên trong khối vẫn cạnh tranh với Mỹ và gần đây là Trung Quốc.
Trong thực tế, châu Âu đã phải vật lộn để thực hiện lý tưởng này và đã phải chịu tổn thương vì nó. Chủ nghĩa dân tộc dai dẳng đã nhiều lần giới hạn khả năng tạo nên một mặt trận chung cho cả địa chính trị lẫn thương mại.
Không nơi nào thể hiện rõ thất bại này hơn là trong mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc.
Nói chung, về lý thuyết, EU nên sử dụng sức mạnh đáng kể của mình để ép Trung Quốc mở cửa thị trường và buôn bán công bằng. Nhưng thay vì thế, các quốc gia châu Âu lại thường xuyên lãng phí lợi thế đó khi cạnh tranh lẫn nhau để có được sự đầu tư và các ưu đãi từ Trung Quốc.
Một thời gian ngắn sau khi ông Cameron đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Anh hồi năm ngoái, Thủ tướng Đức Cameron đã xuất hiện tại Bắc Kinh, tìm kiếm những hợp đồng kinh doanh của riêng mình. Các cơ hội để Trung Quốc “chia để trị”- cả 2 điều này tốt hơn thương lượng và giúp làm giảm những lời phàn nàn về hành vi bóp méo thị trường của Trung Quốc - sẽ chỉ tăng lên ở thời điểm hiện tại khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của châu Âu đã "ra đi" theo cách của riêng mình.
Các doanh nghiệp châu Âu chắc chắn sẽ được phục vụ tốt hơn nếu EU có thể cùng nhau đưa ra một Chính sách chung với Trung Quốc. Trong khi các công ty Trung Quốc đang miệt mài "mua sắm" ở châu Âu - thậm chí mua cả cổ phần trong các CLB bóng đá được yêu thích - thì bà Merkel, trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh, đã phàn nàn là các công ty nước ngoài xứng đáng "có quyền và đặc quyền giống như các công ty trong nước" tại Trung Quốc. Nếu bà và ông Cameron cùng với các lãnh đạo khác của châu Âu bắt tay nhau, cùng đòi những quyền lợi này thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn.
Nhưng thay vì thế, giờ đây, một thị trường chung châu Âu đã bị cắt bớt sẽ làm giảm tính cạnh tranh toàn cầu của các công ty khối này. Các công ty châu Âu - từ những ngân hàng lớn cho tới những cơ sở mới được thành lập - sẽ có được vị thế tốt hơn để chiếm được chức vô địch tại Trung Quốc nếu họ có thể lợi dụng một thị trường châu Âu đã đủ lông đủ cánh.
Về chính trị, Brexit có thể chỉ mở rộng phạm vi hành động của Trung Quốc.
Khi Trung Quốc thách thức những tổ chức và ý tưởng được ấp ủ của phương Tây, từ quyền tự do đi lại đến quyền con người, tầm quan trọng của việc bảo vệ các quy tắc và giá trị này đang tăng lên đều đặn.
Một EU thống nhất có thể đặt ra sự cản trở nghiêm trọng đối với thái độ quyết đoán ngày một tăng của Bắc Kinh. Chúng ta đều đã nhìn thấy sự loại trừ lẫn nhau này: khi Mỹ bày tỏ quan ngại về kế hoạch thành lập một ngân hàng cạnh tranh với WB hồi năm ngoái, châu Âu đã phạm sai lầm khi tham gia vào đó, phá hoại mọi hy vọng về việc khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhượng bộ.
Bằng cách lựa chọn "Ra đi", cử tri Anh đã chứng minh sự thiển cận đáng tiếc về cách thế giới đang thay đổi ra sao và khó khăn thế nào khi một nước muốn thực hiện tham vọng toàn cầu một mình.
Với Brexit, cả Anh và châu Âu đều mất nhiều hơn so với việc kết hợp. Họ mất đi cơ hội tốt nhất để ở lại một cách thích hợp trong một trận tự thế giới đã bị biến đổi rất nhiều.
Bảo Linh (Bloomberg)