Các cơ hội kinh tế của Trung Quốc tại châu Âu sẽ biến mất khi Anh rời EU.
Không có nghi ngờ gì khi nói Mỹ sẽ mất rất nhiều khi Anh rời EU. Trong những tháng gần đây, có vô số những bình luận cũng như chính quyền Obama đã nhấn mạnh quan điểm này. Nhưng có một số nhà phân tích cho rằng điều này cũng đúng với Trung Quốc. Việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại cả về kinh tế lẫn chính trị - điều mà Bắc Kinh lo lắng. Như vậy, Trung Quốc tuy âm thầm nhưng kiên quyết phản đối việc Anh rời khỏi EU. Đây là thông điệp mà cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra trong chuyến thăm Anh hồi tháng 10/2015. Trong chuyến thăm này, Bắc Kinh tuyên bố "Trung Quốc hy vọng thấy một châu Âu thịnh vượng và một EU đoàn kết". Thông điệp này quá rõ ràng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình uống bia cùng Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm Anh. Ảnh: Flickr |
Nhưng tại sao Trung Quốc lại quan tâm sâu sắc tới viễn cảnh Anh rời EU? Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu được lý do tại sao Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Anh. Dưới đây là 3 lý do:
Lý do đầu tiên, Bắc Kinh hy vọng sử dụng mối quan hệ ngày càng khăng khít với Anh để gây ảnh hưởng lên Chính sách đối với Trung Quốc của EU. Đối mặt với áp lực từ Mỹ và Nhật tại châu Á, Trung Quốc ngày càng hướng tơi châu Âu để theo đuổi các cơ hội kinh tế. Đây là một trong những bước đi trọng yếu trong chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc". Trong bối cảnh này, Trung Quốc đã gây dựng một mối quan hệ kinh tế, chính trị ngày càng "thân" với Anh với hy vọng biến Anh thành đối tác hàng đầu và người ủng hộ mình tại EU. Lãnh đạo Trung Quốc đã có những nỗ lực đặc biệt để thu hút đảng Bảo thủ cầm quyền tại Anh, đặc biệt là Bộ trưởng Tài chính George Osborne, người kế nhiệm tiềm năng của Thủ tướng David Cameron.
Chiến lược này bắt đầu có kết quả trong 2 vấn đề chính. Bất chấp sự phản đối trong nước và quốc tế, chính phủ Anh đã vận động để EU thừa nhận trạng thái Kinh tế Thị trường tại Trung Quốc. Điều này sẽ cho phép Bắc Kinh giảm mối đe dọa nghiêm trọng của các nhiệm vụ chống bán phá giá đặt ra cho hàng hóa Trung Quốc. London cũng công khai ủng hộ thỏa thuận thương mại tự do trị giá hàng tỉ đô la giữa EU và Trung Quốc. Bắc Kinh xem đây là cơ hội duy nhất để mở rộng đáng kể mối quan hệ đầu tư và thương mại khổng lồ với châu Âu. Từ quan điểm của Trung Quốc, lợi ích tăng cường của một thỏa thuận thương mại tự do như thế này sẽ khiến quan hệ đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương do Mỹ hậu thuẫn trở nên khó khăn hơn. Cuộc bỏ phiếu để Anh rời khỏi EU sẽ tung một đòn giáng nặng vào kế hoạch của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tại EU dưới sự giúp đỡ của Anh. Nó cũng làm suy yếu vai trò đối tác chính trị và kinh tế tiềm năng của EU đối với Trung Quốc.
Thứ hai, Anh tạo cơ hội quan trọng cho Trung Quốc tiếp cận với thị trường khổng lồ nhưng khó thâm nhập là châu Âu. Nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nền kinh tế tương đối tự do của Anh. Đây là bước đệm để thâm nhập vào thị trường EU vốn có nhiều quy định nghiêm ngặt với hơn 500 triệu khách hàng tiềm năng. Khi sự đầu tư chiến lược trở nên phù hợp hơn trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu tiến lên trong chuỗi giá trị, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ. Trung Quốc đã phải đối mặt với những hạn chế về đầu tư trong các ngành kinh tế lớn khác, chẳng hạn như Mỹ, về an ninh và chuyển giao công nghệ. Đương nhiên, việc Anh rời EU cũng sẽ cắt đứt sự tiếp cận thị trường châu Âu thông qua Anh của Trung Quốc. Wang Jianlin, người sáng lập tập đoàn giải trí và bất động sản Dalian Wanda, một nhà đầu tư lớn của Trung Quốc tại Anh, đã cảnh báo rằng: "Anh rời EU sẽ không phải là sự lựa chọn thông minh cho Vương quốc Anh bởi nó sẽ tạo ra nhiều thách thức và trở ngại hơn cho các nhà đầu tư". Thậm chí, đáng ngại hơn, ông dự đoán một khi Anh rời EU, nhiều công ty Trung Quốc sẽ tính đến việc di dời trụ sở tại châu Âu tới các nước khác". Theo tin nội bộ, các công ty Trung Quốc đã hoãn các thỏa thuận thương mại với Anh và dang hồi hộp chờ kết quả trưng cầu dân ý sắp diễn ra.
Thứ ba, London chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, nằm trong EU và trong khu vực múi giờ bao phủ thị trường Đông Á, châu Âu và Mỹ, London cung cấp một bàn đạp hoàn hảo thúc đẩy đồng nhân dân tệ bên ngoài châu Á. Ở đây, cần hiểu là việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là mục tiêu chính của chính phủ Trung Quốc. Điều này sẽ cho phép Bắc Kinh thu nợ bằng nhân dân tệ, tạo ra tăng trưởng tài chính, ngưng phụ thuộc vào ngoại tệ và chứng minh rằng nhân dân tệ ổn định, tiền tệ trôi nổi tự do của các nước khác có thể giải quyết các giao dịch với Trung Quốc. Về cơ bản, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ cho phép Trung Quốc trở thành một trong những nhà hoạch định tài chính của thế giới và trở thành một cường quốc thực thụ. Như nhà kinh tế học từng giành giải Nobel, Robert Mundell, đã từng nói: "những cường quốc thực sự tạo ra những đồng tiền vĩ đại". Do đó, việc lựa chọn London làm trung tâm trong chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy chiến lược này đang được thực hiện. Sau khi chứng kiến sự gia tăng ổn định trong các giao dịch nhân dân tệ những năm gần đây, Londo hiện đã trả thành trung tâm giao dịch nhân dân tệ lớn thứ 2 thế giới, sau Hong Kong. Trong khi đó, hệ thống thị trường tiền tệ Bắc Kinh - một công ty con của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - vừa mới tuyên bố kế hoạch mở chi nhánh tại London. Nếu Anh rời EU, thì không biết liệu London có còn là phương tiện tốt cho tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và các kế hoạch liên quan để Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong thế giới tài chính cao nữa hay không. Đặc biệt, vai trò trung tâm dịch vụ tài chính của London ở châu Âu cung cấp "giấy thông hành" - cho phép bất cứ công ty tài chính nào có trụ sở tại Anh được hoạt động và mở chi nhánh ở tất cả các nước thành viên EU mà không cần đăng ký thêm - sẽ phải chịu một cú sốc lớn.
Ngoài những lý do chiến lược, Trung Quốc còn quan ngại những tác động ngay lập tức của việc Brexit lên EU, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh. Trong năm 2015, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Bắc Kinh và EU là hơn 520 tỷ euro. Việc Anh rời khỏi liên minh sẽ tác động nghiêm trọng tới EU và nền kinh tế thế giới và có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng toàn càu trong 1 hoặc 2 năm tới. Đối với xuất khẩu có định hướng của Trung Quốc (vốn đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, một kịch bản như thế này sẽ đặt ra thách thức cho họ.
Về mức độ cá nhân hơn, các lãnh đạo Trung Quốc chỉ đơn giản là bối rối trước cuộc trưng cầu dân ý Anh rời EU. Họ cảm thấy khó khiểu tại sao ông David Cameron lại sẵn sàng đánh canh bạc quá khó đoán, gần như không thể đảo ngược tình thế. Theo chuyên gia Trung Quốc Kerry Brown, các nhà lãnh đạo thực dụng của Trung Quốc đã bị sốc khi Anh chọn quay lưng lại với những lợi ích chính trị và kinh tế mà một mạng lưới quốc tế lớn như EU mang lại.
Tóm lại, việc Anh rời EU sẽ là một thảm họa đối với Trung Quốc với những hậu quả kinh tế và chiến lược đáng kể. Do đó, khi cuộc trung cầu dân ý diễn ra tại Anh vào ngày 23/6 tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng.
Bảo Linh (National Interest)