Trước khi muốn biết có thể tái sử dụng dầu ăn bao nhiêu lần, bạn cần phải biết được đặc tính của dầu và điều gì xảy ra khi nó chịu nhiều yếu tố. Dầu ăn không chỉ phụ thuộc vào số lần chúng ta tái sử dụng mà còn phụ thuộc vào chính loại dầu, loại đồ ăn cũng như loại chảo mà chúng ta dùng.
Dấu hiệu của dầu ăn đã trở nên độc hại
"Điểm bốc khói" là khi bạn nhìn thấy khói trên bề mặt dầu lúc nấu. Lúc này, dấu đã rất nóng, đó cũng là dấu hiệu cho thấy dầu đã mất đi đặc tính, thậm chí trở nên độc hại.
Khi thấy "điểm bốc khói", dầu sẽ hình thành các polyme béo, gây nguy cơ tai biến tim mạch lâu dài. Dầu ăn đã qua sử dụng không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe mà còn có khả năng làm hỏng thực phẩm (hút dầu) và cuối cùng khiến đồ ăn có màu sắc, mùi vị lạ.
Ngoài ra, dầu tái sử dụng còn nguy hiểm với món chiên có ít protein và nhiều đường. Đó là lý do tại sao khi chiên những loại đồ ăn này, bạn hãy sử dụng dầu sạch.
Cách nhận biết dầu không sử dụng được nữa :Các chất cặn hình thành dưới đáy nồi, chảo là một trong những dấu hiệu cho thấy chúng ta phải thay dầu. Nhưng nếu bạn đã lọc hoặc làm sạch cặn thì sẽ khó để nhận ra đến lúc thay dầu hay chưa. Chìa khóa để nhận biết chính là những bong bóng xuất hiện trong lúc nấu.
Cách tái sử dụng dầu ăn
Rõ ràng, chiên bằng dầu sạch sẽ luôn ngon và lành mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên chiên các thực phẩm nhiều đường thì vẫn có thể tái sử dụng dầu ăn.
Loại dầu được khuyên dùng nhiều nhất để chiên là dầu oliu. Dầu hướng dương tạo ra nhiều aldehyde độc hại trong thời gian ngắn hơn so với dầu oliu. Yếu tố quyết định liệu có thể tái sử dụng dầu ăn hay không chính là nhiệt độ. Nếu bạn đã vượt quá "điểm bốc khói" trong lần đầu sử dụng thì tốt nhất không nên bỏ chỗ dầu đó đi.
Một yếu tố đáng chú ý là thực phẩm phải khô trước khi thả vào dầu nóng. Nước sẽ tạo điều kiện cho dầu phân hủy. Sau khi nấu, luôn lọc dầu và bảo quản trong lọ khô, kín.