(Tinmoi.vn) Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc từ bỏ chiến lược hiện tại ở Biển Đông và biển Hoa Đông?
Tàu CSB Trung Quốc tiến sát tàu CSB Việt Nam. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình
Năm 2012, Trung Quốc bắt đầu tiếp quản bãi cạn Scarborough, thách thức tuyên bố chủ quyền của Philippines tại khu vực này. Năm 2013, Trung Quốc áp đặt Vùng xác định phòng không (ADIZ) tại vùng biển tranh chấp Hoa Đông. Vào năm 2014, Trung Quốc đi đòi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa bằng cách di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Kết quả của những hành động này cùng nhiều động thái khác: Trung Quốc hiện đang bị coi là “kẻ bắt nạt” trong khu vực. Thay vì sử dụng các lý luận pháp lý tích cực (hoặc đôi khi sử dụng những lý luận không chính thống) để biện minh cho các tuyên bố chủ quyền của mình, Trung Quốc lại lặp đi lặp lại việc tham khảo những tài liệu lịch sử hay những sự việc đã xảy ra trong quá khứ như một chứng cứ để chứng minh cho những yêu sách của mình – và tất cả những thứ đó chỉ là “tin đồn”, “huyền thoại”. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua lời lẽ của đại diện Trung Quốc – cả người của Quân đội và người của quốc hội – tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Khi nói đến việc thực thi các yêu sách lãnh thổ, Trung Quốc thực thi các chiến thuật rất quyết đoán. Nhưng, giống như chuyên gia Shannon từng viết trên Blog China Power, những chiến thuật đó khiến Trung Quốc bị mất dần bạn bè trong khu vực.
Điều duy nhất tốt hơn việc chiến thắng trong chính trị quốc tế chính là chiến thắng với danh dự - uy tín và ảnh hưởng – mặc dù hiện nay, chưa quá muộn để Trung Quốc vớt vát lại danh tiếng tích cực từ việc xử lý tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Có nhiều lý do tốt để Trung Quốc làm như vậy.
Như ông Tập Cận Bình từng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin tại châu Á (CICA), Trung Quốc có tham vọng muốn lãnh đạo châu Á. Ngay sau CICA, tại Đối thoại Shangri-La, mối bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ĐNA khác cũng hiện rõ trước tham vọng của Bắc Kinh. Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc và các nước còn lại trong vành đai châu Á đã có cái nhìn khác nhau về hiện trạng an ninh khu vực và người lãnh đạo trong tương lai.
Trung Quốc có tiến hành từng bước để thực hiện tầm nhìn về trật tự châu Á trong tương lai. Một ví dụ mà Shannon đã đề cập ngắn gọn: Trung Quốc có thể thực hiện các bước để giải quyết tranh chấp về mặt ngoại giao với Brunei và Malaysia tại Biển Đông. Trong khi các quốc gia này không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, không coi Bắc Kinh là mối đe dọa khẩn cấp như Philippines và Việt Nam. Kể từ khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. Hành động này chứng tỏ Trung Quốc không thể có được sự phục tùng của các nước Đông Nam Á hay Nhật Bản về tuyên bố chủ quyền nếu không đưa ra những bằng chứng rõ ràng. Trung Quốc nên có những động thái ngoại giao hiệu quả - ngay cả khi không thể giải quyết được vấn đề ngay lập tức – thì cũng làm giảm đi cái nhìn không thiện cảm từ các nước trong khu vực.
Trong khi ảnh hưởng mà Trung Quốc tạo ra không xuất phát từ sự minh bạch hoặc là kết quả của quyền lực mềm thì chắc chắn Bắc Kinh cũng không thể giành chiến thắng thông qua cưỡng chế. Mỹ trở thành bá chủ sau khi giành chiến thắng nhưng Mỹ có thể đứng vào vị trí đó là nhờ vào những giá trị sức mạnh vượt Đại Tây Dương – đối tác chính của Mỹ sau Chiến tranh thế giới II. Cứ cho là như vậy thì sự tồn tại của Liên Xô đã tạo sự thay đổi lớn trong tầm nhìn tiêu chuẩn của Mỹ. Cuối cùng, trật tự thế giới đương đại được hình thành với sự ảnh hưởng đáng kể của Mỹ.
Nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu hướng tới một "Châu Á cho người châu Á", hạn chế ảnh hưởng của Mỹ thì Bắc Kinh phải đầu tư cho chế độ đa phương thân mật Thật dễ dàng cho các đại biểu Trung Quốc khi công khai cáo buộc Việt Nam và Philippines tại Đối thoại Shangri-La. Nhưng điều này cho thấy Trung Quốc không quan tâm đến việc theo đuổi lợi ích bằng lý lẽ và kiềm chế. Có thể Trung Quốc sẽ theo đuổi lợi ích của mình mà không cần những hành động khiêu khích trắng trợn, nhưng giờ điều này chỉ là tiêu chuẩn mà thôi.
Nếu xu hướng này tiếp tục trong vùng biển khu vực Đông Á, Trung Quốc sẽ giành được chiến thắng nhưng là một chiến thắng rất “tầm thường”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên nhận ra rằng Bắc Kinh có thể kiểm soát được an ninh tại châu Á nhiều hơn nếu không có những hành vi hiện tại. Sẽ chưa quá muộn để Bắc Kinh giành được chiến thắng trong danh dự tại Châu Á.
Bảo Linh (Theo tin tức từ The Diplomat)