Tin mới

Bắc Kinh áp dụng chính sách “3 cuộc chiến” tại Biển Đông

Thứ ba, 10/06/2014, 10:25 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cuộc chiến dư luận, cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến pháp lý đang được Trung Quốc áp dụng để đáp trả lại vụ kiện lên Tòa án quốc tế của Philippines.

(Tinmoi.vn) Cuộc chiến dư luận, cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến pháp lý đang được Trung Quốc áp dụng để đáp trả lại vụ kiện lên Tòa án quốc tế của Philippines.

 

Bắc Kinh áp dụng chính sách 3 cuộc chiến tại Biển Đông


Theo tin tức từ tờ Want Daily tiếng Trung, Trung Quốc đang mở rộng Chính sách “3 cuộc chiến” để giải quyết việc tranh chấp lãnh thổ với Đài Loan tại Biển Đông.

Richard Hu, Phó giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Đại học Quốc gia Chengchi Đài Bắc, nói rằng Quân đội Trung Quốc chính thức đưa ra khái niệm “3 cuộc chiến” từ năm 2003 gồm cuộc chiến dư luận, cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến pháp lý.

Chiến lược “3 cuộc chiến” được Bắc Kinh thông qua để giải quyết các vấn đề eo biển nhưng bây giờ, nó đã được mang ra để áp dụng cho việc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Theo ông Richard Hu, Trung Quốc bắt đầu áp dụng chiến lược này với Philippines sau khi nước này đưa bản cáo trạng dày 4.000 trang lên Tòa án trọng tài quốc tế tại The Hague chống lại việc Bắc Kinh đòi chủ quyền tại Bãi Cạn Scarborough ở Biển Đông.

Vào ngày 3/6, Manila đã yêu cầu Trung Quốc phản hồi lại yêu cầu của tòa án quốc tế (tòa ra hạn cho Bắc Kinh trả lời đơn kiện của Philippines vào ngày 15/12/2014) nhưng Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện với sự góp mặt của trọng tài quốc tế. Ông Hu tin đây là một dấu hiệu của “3 cuộc chiến” mà Trung Quốc đang áp dụng.

Mặc dù không chấp nhận vụ kiện và sự tham gia của trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc sẽ tận dụng mọi tài liệu, nghiên cứu để làm bằng chứng hỗ trợ cho vụ kiện này thông qua các kênh không chính thức đồng thời sẽ có những bài phát biểu trên trường quốc tế để gây tác động đến dư luận.

Tuy nhiên, để thành công, Trung Quốc vẫn cần sự hỗ trợ từ Đài Loan. Trung Quốc có hàng chục nghìn tập tài liệu liên quan đến chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông nhưng đã bị chia tách và rơi vào tay Đài Loan trong suốt cuộc nội chiến. Chính phủ Đài Loan vẫn còn giữ hàng ngàn tài liệu trong đó có những tuyên bố của các Bộ như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các cơ quan nghiên cứu, tất cả đều là vô giá đối với Bắc Kinh, ông Hu nói thêm.

Lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến những tuyên bố chủ quyền đều có ảnh hưởng đến lợi ích của cả 2 bên eo biển Đài Loan. Nhưng làm thế nào để họ hợp tác và sử dụng các tài liệu này để có lợi cho cả đôi bên thì đó là một bài kiểm tra “cân não” cho cả 2 chính phủ.

Bảo Linh (Theo wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news