(Tinmoi.vn) Ngày 6/3, các nhà lập pháp Crimea, miền Nam Ukraine đã bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần thuộc Liên bang Nga, mà trên thực tế, bán đảo bên bờ Biển Đen đã bị mất kiểm soát một thời gian.
Những người biểu tình ủng hộ Nga giương cao quốc kỳ Nga sau khi càn quét một tòa nhà chính phủ ở Donetsk, Đông Ukraine, ngày 5/3
Hãng thông tấn RIA và AFP đưa tin trích dẫn văn bản quyết định của Nghị viện Crimea cho biết cơ quan này đã nhất trí "sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền của một chủ thể trực thuộc Liên bang Nga."
Các nhà lập pháp Crimea đã yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét đề nghị cho phép vùng lãnh thổ tự trị này gia nhập Liên bang Nga và đề nghị này sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân vào ngày 16/3 tới.
Hàng nghìn người dân tập trung bên ngoài tòa nhà nghị viện Crimea trước khi phiên họp diễn ra. Khi biết quyết định của các nghị sĩ, họ reo hò và hô: "Nước Nga!".
Trong khi Thủ tướng Ukraine thúc giục Nga ngừng các hành động làm leo thang căng thẳng và xung đột ở quốc gia này.
Trước đó trong ngày hôm nay, Liên hiệp Âu châu đã phong tỏa tài sản của 18 viên chức cấp cao trong chính phủ cũ của Ukraina, kể cả Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Văn phòng công tố Ukraine cho biết hôm thứ 4 (5/3), tòa án quận Shevchenkivsky, thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 5/3 đã ban hành lệnh bắt giữ để điều tra đối với Serhiy Aksionov, Thủ tướng vừa được bổ nhiệm của Cộng hòa tự trị Crimea, và Chủ tịch Quốc hội Crimea, Volodymyr Konstantinov.
Ông Serhiy Aksionov
Theo hãng tin tức Interfax của Ukraine dẫn lời một thông cáo báo chí từ Văn phòng tổng công tố Ukraine cho biết Cơ quan an ninh Ukraine sẽ là đơn vị thực thi lệnh này.
Ông Aksionov và Konstantinov, theo báo Ukraine Kiev Post cho biết bị cáo buộc tội dùng vũ lực thay đổi hoặc lật đổ trật tự hiến pháp và cướp chính quyền, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và các tội khác chống lại nhà nước.
Ông Serhiy Aksionov, lãnh đạo đảng Thống nhất Nga của Crimea đã được Quốc hội nước này bổ nhiệm làm Thủ tướng trong một phiên họp kín vào thứ 5 tuần trước (27/2). Dự kiến một cuộc bỏ phiếu về chủ quyền lãnh thổ Crimea sẽ được tổ chức vào ngày 30/2.
Ông Aksionov từng cầu cứu Tổng thống Nga Putin giúp đỡ vùng nói tiếng Nga hôm thứ 7 (1/3).
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cho biết hôm thứ 4 (5/3), EU vẫn đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Nga nếu căng thẳng tại Ukraine không suy giảm.
Nỗ lực của Mỹ để làm trung gian cho cuộc họp ngoại giao đầu tiên giữa Nga và Ukraine về cuộc khủng hoảng tại Crimea đã thất bại nhưng Ngoại trưởng John Kerry và người đồng cấp Nga cho biết sẽ có thêm nhiều cuộc thảo luận trong những ngày tới.
Theo quan sát, điều này hướng tới khả năng sẽ có giải pháp giảm leo thang trong cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Nhưng trong khi ông Kerry khẳng định các cuộc thảo luận của mình trong tối qua mang lại những ý tưởng mới và kế hoạch nối lại đàm phán với Ngoại trưởng Nga tại Rome vào hôm nay thì cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng này còn tiếp tục.
Theo tin tức tại Crimea, những binh lính được vũ trang chưa xác định đã đe dọa đặc phái viên Liên hợp quốc Robert Serry và buộc ông phải rời khỏi khu vực bằng máy bay. Lầu Năm Góc đã có những động thái quân sự đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra để trấn an các nước thành viên NATO tại Đông Âu bằng việc gửi 6 máy bay chiến đấu F-15, 1 máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 để tiếp sức cho 4 máy bay F-15 đã được gửi đến không phận các nước vùng Baltic từ trước đó.
Ba Lan và Lầu Năm Góc cũng tiến hành mở rộng một chương trình liên kết đào tạo không quân. Động thái này do Ba Lan yêu cầu. Theo Điều 4 hiệp ước của liên minh, NATO phải tổ chức các cuộc thảo luận khẩn cấp về cuộc khủng hoảng và đưa rat ham vấn nếu 1 thành viên cảm thấy bị đe dọa.
Tại Washington, Tổng thống Obama tiếp tục tham khảo ý kiến các nước đồng minh. Ông đã nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh David Cameron khi chính phủ của ông này phản đối các biện pháp trừng phạt thương mại với Nga. Phó Tổng thống Mỹ Joseph R.Biden Jr cũng trò chuyện để trấn an Tổng thống Latvia Andris Berzins khi quốc gia này đang mất bình tĩnh trước việc Moscow chiếm đóng bán đảo Crimea.
Ngoại trưởng John Kerry cho biết ông và các đối tác của mình từ Nga, Pháp, Đức, Anh và Ukraine đã gặp nhau tại Paris và nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán để tìm cách ổn định Ukraine.
Trong một động thái thẳng thừng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra danh sách 10 tuyên bố sai lầm và mâu thuẫn nhau của Tổng thống Nga Vladimir V.Putin. Tuyên bố bác bỏ khẳng định ông Putin khi nói chính phủ mới của Ukraine là bất hợp pháp, người Nga tại Crimea đang bị đe dọa và quân đội Nga đang hành động để bảo vệ tài sản quân sự của Nga.
Ở Paris, ông Kerry đã có những nỗ lực ngoại giao để xoa dịu cuộc khủng hoảng và tạo cơ hội cho đại diện 2 chính phủ Nga-Ukraine được đàm phán cùng nhau. Sáng hôm qua, ông Kerry và các đối tác của Anh, Ukraine đã nhắc đến bản ghi nhớ Budapest 1994 trong đó có chữ ký của Nga, Mỹ và Anh. Bản ghi nhớ này ghi rõ các bên tránh “các mối đe dọa và sử dụng vũ lực” hay “ép buộc kinh tế” với Ukraine và đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân còn lại sau khi Liên Xô tan rã.
Ông Kerry lấy làm tiếp khi Ngoại trưởng Nga Sergey V.Lavrov đã không tham dự cuộc họp đàm trên. Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết nhóm sẽ làm “mọi nỗ lực ngoại giao để Nga và Ukraine được tiếp xúc ở cấp Bộ trưởng”.
Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, ông Andrii Deshchytsia cho biết ông đã chuẩn bị để có cuộc gặp gỡ song phương và đa phương với Nga.
Các cuộc đàm phán thất bại cho thấy căng thẳng từ việc Nga không công nhận chính phủ lâm thời tại Kiev kể từ khi Tổng thống Viktor F.Yanukovych bị lật đổ hồi tháng trước. Khi được hỏi về việc gặp người đồng cấp Ukraine, ông Lavrov nói: “Đó là ai? Tôi không nhìn thấy ai cả”. Khi phóng viên hỏi tại sao không gặp ông Lavrov, ông Deschchytsia nói: “Đó là yêu cầu của ông Lavrov”.
Trong cuộc họp báo được tổ chức ngay sau đó, ông Kerry là tìm cách làm giảm căng thẳng. “Tôi không kỳ vọng, không mong đợi cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra”.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tổ chức họp kín về tình hình Ukraine trong ngày hôm nay 6/3. Dự kiến các phái viên đến từ 15 quốc gia sẽ gặp mặt vào 14h30 (19h30 GMT).
Mời các bạn xem thêm clip Nga rải quân tại Crimea, yêu cầu lính Ukraine đầu hàng
Bảo Linh, W.2 (Theo nytimes/AP/People Daily)