Ngay sau Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức, bà Theresa May sẽ lên thay thế ông, trở thành người phụ nữ thứ hai nắm giữ cương vị này sau Margaret Thatcher.
Ông Cameron tuyên bố sẽ dẫn đầu cuộc họp nội các cuối cùng vào ngày 12/7 và tuyên bố từ chức tại điện Buckingham vào ngày 13/7. Bà May sẽ chính thức lên thay ông Cameron vào tối mai.
"Rõ ràng là bà Theresa May có sự ủng hộ áp đảo từ quốc hội đảng Bảo thủ. Tôi cũng rất vui mừng vì bà ấy sẽ là thủ tướng tiếp theo. Bà ấy mạnh mẽ, có đủ khả năng, một người có năng lực để lãnh đạo đất nước như bà ấy là điều cần thiết trong thời gian tới và bà ấy sẽ được tôi hỗ trợ hết mình", ông Cameron nhấn mạnh.
Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về lãnh đạo tiếp theo của Anh.
Đời tư
BBC đưa tin bà Theresa May là con gái của cha sứ của một Nhà thờ Anh, sinh ngày 1/10/1956, tại Eastbourne, East Sussex, bờ biển phía đông nam nước Anh.
Theo website cá nhân của Theresa May, bà theo học cả trường công lập lẫn tư thục, là sinh viên chuyên ngành địa lý tại Cao đẳng Hugh, thuộc ĐH Oxford, tốt nghiệp năm 1977.
Bà kết hôn với giám đốc ngân hàng Anh Philippines May vào năm 1980. Theo hồ sơ trong 3 tờ báo của Anh, ông Benazir Bhutto, người sau này trở thành thủ tướng Pakistan, đã giới thiệu cặp đôi với nhau tại một sản nhảy của Đảng Bảo thủ khi họ còn học ở Oxford.
Theo Independent cặp đôi sống tại Sonning-on-Thames. Đây cũng là nơi ở của rất nhiều người nổi tiếng của Anh.
Philippines May trao cho vợ một nụ hôn trước khi bà lên phát biểu. Ảnh: CNN |
Nói về sở thích từ thời còn đi học, bà May chia sẻ đó là nấu ăn, đi bộ. Bà giải thích là mình bị tiểu đường nên rất thích đi bộ.
Sự nghiệp
Ngay sau khi tốt nghiệp, bà May bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Anh cho tới năm 1983. Theo tiểu sử trên website đảng Bảo thủ, bà May từng nắm giữ các vị trí tại công ty UK Payments Administration.
Bà May bước vào cuộc cạnh tranh chính trị hơn 30 năm trước, bắt đầu bằng "việc bỏ phong bì tại hiệp hội đảng Bảo thủ địa phương trước khi trở thành một ủy viên hội đồng tại khu Merton, London từ năm 1986 đến 1994".
Sau khi thất bại trong cuộc chạy đua vào quốc hội năm 1992 và 1994, bà May đã được bầu làm thành viên Quốc hội đảng Bảo thủ tại Maidenhead, phía tây London vào năm 1997.
Trong cuộc bầu cử mới nhất, vào năm 2010, bà May thắng lớn tại Maidenhead với số phiếu nhiều gấp đôi đối thủ của đảng Dân chủ Tự do.
Bà đã giữ nhiều chức vụ kể từ khi tham gia Quốc hội, một số vị trí tiêu biểu như: thành viên Nội các bóng tối (thuật từ dùng để chỉ nhóm người bao gồm những thành viên lãnh đạo hay những người ngồi ghế hàng đầu trong nghị viện quốc gia của đảng đối lập) từ năm 1999-2010 và là chủ tịch nữ đầu tiên của đảng từ năm 2002 đến 2003.
Tiểu sử trên website của bà May có đoạn viết: "Theresa được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 5/2010. Trong vai trò này, bà đang lãnh đạo Chính phủ thả nổi cho cảnh sát chống tội phạm hiệu quả hơn, đảm bảo an ninh biên giới và giảm người nhập cư, bảo vệ Anh khỏi chủ nghĩa khủng bố".
Bà Theresa May được so sánh với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: CNN |
Tờ Finalcial Times của Anh đã mô tả bà May như một người bảo thủ theo chủ nghĩa tự do và so sánh bà với thủ tướng Đức Angela Merkel.
Theresa May được ví như một "đôi tay an toàn" - nghĩa là bà ấy đáng tin cậy trong vai trò lãnh đạo đảng ở thời kỳ bất ổn kinh tế do Brexit mang lại này.
Cộng tác viên mảng chính trị của CNN, Robin Oakley thì nói rằng bà May nổi tiếng là người rất cực kỳ tham công tiếc việc, "điều giống với Margaret Thatcher nhất mà bạn có thể tìm thấy trong những chính trị gia Anh ngày nay".
Những vấn đề phải đối mặt
Đương nhiên, bất cứ chính trị gia nào trong nhiệm kỳ của mình cũng có nhiều thành tích để chào hàng, không tính đến những điều khiến người đó phải muối mặt. Chẳng hạn như với bà May là chiến dịch "go home vans" - được quảng cáo là nỗ lực khuyến khích người nhập cư bất hợp pháp tự mình rời Anh. Nhưng nó cũng bị chỉ trích gay gắn là bài ngoại.
Và đây là một số vấn đề bà Theresa May sẽ phải đối mặt trong cương vị thủ tướng Anh: hôn nhân đồng tính, giảm phúc lợi xã hội, bán rừng công cộng, đưa quan tới Iraq và Afghanistan, tăng học phí đại học, giảm số lượng thành viên Hạ viện, bầu cử cảnh sát và các ủy viên hội đồng xử phạt, thực thi mạnh hơn luật di trú.
Bảo Linh (CNN)